Trách nhiệm khi đứng ra bảo lãnh cho người khác vay tiền ngân hàng?
Căn cứ Điều 361 BLDS 2005:
Điều 361. Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy khi bạn thực hiện bảo lãnh cho em bạn nghĩa là bạn đã cam kết với phía ngân hàng sẽ thực hiện trả nợ thay cho em của bạn nếu như em bạn không thực hiện hoặc thực hiên không đúng nghĩa vụ trả nợ với phía ngân hàng. Vì vậy mặc dù bạn không phải là người vay tiền trực tiếp nhưng bạn là bên bảo lãnh nên bạn có nghĩa vụ như ngân hàng yêu cầu.
Vấn đề thứ hai: nếu bạn không thực hiện thì sẽ phát mại quyền sử dụng đất có đúng không?
Theo quy định của pháp luật thì bạn là bên bảo lãnh nên bạn có nghĩa vụ thực hiện trả nợ thay cho em của bạn nếu như em bạn không thực hiện hoặc thực hiên không đúng nghĩa vụ trả nợ với phía ngân hàng. Vì vây nếu bạn không thực hiện thì theo quy định tại Điều 369 BLDS:
Điều 369. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
Vì thế việc ngân hàng yêu cầu phát mại tài sản để thực hiện nghĩa vụ là có căn cứ pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?