Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản, ốm đau đối với người lao động khi tăng lương tối thiểu chung lên 1.050.000 đồng từ ngày 1/5/2012.
Vấn đề của em như sau: 1. Tháng 1/2014 chính phủ có quyết định tăng lương tối thiểu vùng, em thì sanh và tháng 12/2013 như vậy trợ cấp thai sản của em có được thay đổi không? 2. Nếu thay đổi thì công ty vẫn báo tăng mức đóng BHXH như bình thường và ghi chú là nhân viên đó nghỉ thai sản chưa đi làm lại đk ạ? 3. Nếu không được thay đổi mức đóng BHXH trong thời gian đó, thì ngay sau khi em nghỉ thai sản vào làm lại là doanh nghiệp có nhiệm vụ tăng lao động đồng thời tăng mức đóng cho em trên biểu D02-TS luôn đúng không ? ( VD như mức đóng cũ 2.260.000 mức đóng mới là 2.900.000 hay là làm cách nào khác ạ).
Hiện tôi đang làm cho một doanh nghiệp nhà nước (thuộc vùng III). Theo quy định mới thì đã áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 2.100.000 đồng cho vùng III. Nhưng hiện tại doanh nghiệp vẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng trước đó là 1.800.000 đồng, như vậy có đúng với quy định không? Mong Luật sư tư vấn, xin chân thành cảm ơn./.
Công ty em là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Và đã đăng ký thang bảng lương với Sở LĐ. Khi Nhà nước tăng lương tối thiểu vùng năm 2014, áp dụng cho vùng I là 2,7tr thì do mức lương cơ bản thấp nhất (cũng là mức lương tham gia BHXH) mà công ty em đang áp dụng chi trả cho người lao động đã cao hơn mức 2tr7 rất nhiều. Do đó Công ty em không tiến hành điều chỉnh lương. Khi cơ quan thanh tra xuống kiểm tra, họ đã phạt công ty em vì lý do không điều chỉnh lương cho NLĐ khi Nhà nước tăng lương tối thiểu vùng. Họ nói dù cho mức lương doanh nghiệp áp dụng cao hơn nhưng vẫn phải tiến hành điều chỉnh lương. Vậy xin luật sư tư vấn giúp em việc doanh nghiệp không tiến hành điều chỉnh lương vì mức lương cơ bản đang áp dụng cao hơn lương tổi thiểu thì đúng hay không ạ? Nếu có thể thì cho em xin các văn bản pháp luật có đề cập đến vấn đề này để em tham khảo.