Kính gửi các Luật sư! Gia đình tôi có một vấn đề sau liên quan đến việc đền bù đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi để làm đường rất mong các Luật sư trả lời giúp: Trước năm 1970, gia đình chúng tôi có làm trong Hợp Tác xã UBND xã Minh Thành. Sau năm 70, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ tôi là Lương Văn Tường & Nguyễn Thị Ngần ( nay đã mất) có làm đơn xin ra ngoài HTX để tự làm ăn sinh sống và tăng gia sản xuất. Và được UBND xã đồng ý đồng thời giao cho một số diện tích đất nông nghiệp là hơn 30 sào Bắc Bộ cho 11 nhân khẩu để tự canh tác và đóng thuế cho nhà nước. Khi có luật đất đai ban hành, bố mẹ tôi có làm đơn lên UBND xã Minh Thành để xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nhưng chưa được. Năm 1992 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, bố mẹ tôi đã già yếu nên để lại cho anh em chúng tôi tập trung sản xuất nông nghiệp và có thông qua UBND xã Minh Thành. Khi đó UBND xã cũng cử cán bộ xuống chia lại đất cho anh em chúng tôi để làm ăn và nộp thuế cho nhà nước. Bản đồ ruộng đất của chúng tôi còn ghi rõ ràng trong sổ địa chính của UBND xã. Sau đó chúng tôi có làm đơn xin cấp quyền sử dụng đất nhưng không hiểu vì lí do gì mà đến nay chúng tôi vẫn chưa được UBND xã cấp cho. Năm 2009 ở địa phương có dự án xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh và UBND xã có thu hồi 1 số diện tích đất và cũng xác nhận đây là đất nông nghiệp sử dụng lâu dài. Hiện nay, nhà nước có dự án làm con đường quốc lộ 18 đi qua khu đất nhà chúng tôi nhưng họ lại cho rằng số diện tích đất nông nghiệp của anh em chúng tôi là đất khai hoang không theo quy hoạch. Chúng tôi vô cùng bức xúc vì hơn 30 năm qua chúng tôi canh tác trên số diện tích đó và luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước mà nay họ lại bảo đất của chúng tôi là khai hoang không theo quy hoạch của nhà nước. Vậy tôi viết đơn này kính mong các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải đáp thắc mắc trên giúp anh em chúng tôi. Diện tích đất nông nghiệp của anh em chúng tôi có ghi lại rõ ràng trong sổ địa chính của xã và tôi vẫn giữ lại những biên lai thu thuế. Khi nhận được thông báo là đất của chúng tôi là đất hoang nên anh em chúng tôi có làm đơn kiến nghị gửi lên xã đã gần 1 tháng nay mà chưa nhận được kết quả gì? Vậy để nhận được sự giải đáp thích đáng về vấn đề trên của chúng tôi thì xin hỏi chúng tôi phải làm như thế nào?
Xin chào luật sư! Tôi ở Thị Trấn, huyện Yên Thành, Nghệ An. Tại quê tôi đang có dự án xây dựng nhà máy may của Nhật. Vì Dự án đó nên chính quyền giải toả đền bù đất ruộng của dân ( đất trồng 2 lúa). Tuy nhiên dân không thoã thuận với mức đền bù của huyện đưa ra là 68triệu/sào (500m2). Sau đó, chính quyền địa phương đã đến từng nhà thoã thuận và nhiều hộ dân đã ký. Nhưng còn lại khoảng 5 - 7hộ trong đó có tôi chưa ký( vì giá đất quá thấp và họ ghi là đât 1 lúa). Nhưng chính quyền lại doạ là không ký thì sang 2013 là hết nghị định 64 thì không còn quyền lợi. Vậy tôi mong luật sư tư vấn cho tôi là nên ký hay không? Nếu tôi không ký thì có bị cưỡng chế không? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Tôi ở Hải Dương, gia đình tôi có 1 sào ruộng bị thu hồi để xây trường mẫu giáo của xã. Ruộng đã bị thu hồi từ hơn 3 năm nay, trường mẫu giáo cũng đã xây xong nhưng tất cả những gia đình bị thu hồi ruộng (hơn 10 gia đình) vẫn chưa nhận được tiền đền bù (Khoảng 60 triệu đồng/sào). Tôi có hỏi chủ tịch xã thì được trả lời là huyện chưa đưa tiền về nên chưa trả tiền đền bù. Xin hỏi luật sư, UBND huyện có trách nhiệm gì trong việc trả tiền đền bù chậm như vậy, chúng tôi có được bồi thường không và việc đền bù khoảng 60 triệu đồng/sào như vậy có đúng không? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư cho em hỏi,nhà em có 360m đất nông nghiêp nằm trên đường 70 thuộc phường Đại Mỗ q Nam Từ Liêm,đất có đầy đủ giấy tờ hợp pháp,hiện nay chủ đầu tư muốn lấy đất với mục đích thương mại,kinh doanh,với mức đền bù khoảng 1200 nghìn 1m2 tức là tổng cộng nhà em nhận đươc 430 triệu đồng,luật sư cho e hỏi với mức đền bù như vậy có thỏa đáng không,và giá đền bù đất hiện nay là bao nhiêu ạ, e xin cảm ơn.
Xin kính chào các luật sư, hôm nay tôi xin hỏi các luật sư vấn đề mà tôi tư vấn có nhiều ý kiến khác nhau như sau: Ông Tác có vợ là bà Ẩn, cùng sinh sống trên mảnh đất 1625m2 do tổ tiên để lại từ năm 1925. Ông bà sinh được 5 người con là Liên(1950), Loan(1951), Sáng(1956), Toán(1962), Phượng(1960). Năm 1960 nhà nước cho đất 5% cho những gia đình sinh trước năm 60, và được thêm 480m2 đất 5% nữa. từ năm 1970-1985 thì các bà Liên, Loan, Toán, Phượng đều lập gia đình. Năm 1985 ông Sáng lấy vợ, sau đó sinh được 3 người con là Trang(1986), Vân(1990), Khánh(1992). Năm 1993 thì Nhà Nước chia lại toàn bộ đất đai theo nhân khẩu sinh trước năm 1993 thì nhà ông Tác được thêm 3000m2 nữa, và đất 5% thì ghi thành đất nông nghiệp, và ko có đất 5%. Năm 1997 thì nhà ông Sáng được cấp sổ hộ khẩu gồm :Sáng(chủ hộ), Vợ, 3 con, Ông Tác, bà Ẩn. Trong quá trình sử dụng đất thì vợ chồng Sáng san lấp, khai hóa thêm được 1000m2 đất nông nghiệp nữa nhưng không có giấy tờ gì chứng minh. Năm 1997 thì nhà nước đo đạc lại đất thì có thêm cả diện tích tăng thêm. Năm 2003, thì nhà nước cấp GCNQSD đất cho Hộ ông (bà) Tác bao gồm 1625m2 đất , và 4480m2 đất nông nghiệp.GCNQSD đất cấp lần đầu tiên. Năm 2008 ông Tác mất, năm 2012 bà Ẩn mất. không để lại di chúc. Năm 2013 bốn bà :LIên, Loan, Toán, Phượng về đòi chia di sản thừa kế. Đòi chia toàn bộ GCNQSD đất của Hộ ông Tác, Vậy xin hỏi các luật sư, theo cách tình tiết trên thì chia di sản như thế nào ạ!!Trong quá trình sinh sống, sử dụng thì ông Tác không có giấy tờ gì cả cho đến khi được cấp GCNQSD đất. Xin các luật sư tư vấn chính xác ạ!!!Rất mong luật sư giúp đỡ
Hợp tác xã M sử dụng 500m2 đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho mục đích công ích của xã. Vậy hợp tác xã M có thuộc đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật hay không?
Ông Mục là một nông dân cư trú tại xã M, được giao 35ha đất trồng cây lâu năm. Ông sử dụng đất này để trồng các loại cây ăn quả (thu hoạch hàng năm). Thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm là 10.800kg thóc (thuế ghi thu bình quân là 300kg/ha, thuế bổ sung của phần diện tích vượt hạn mức là 300kg). Nghe tin trên đài về việc Quốc hội có nghị quyết miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, ông Mục đến Uỷ ban nhân dân xã hỏi xem mình có thuộc diện được miễn, giảm không?
Em có một câu hỏi như sau. Bác em thường trú tại ấp 1 có một thửa ruộng rộng 3ha tại tỉnh An Giang được sử dụng để trồng lúa. Năm 1985, tập đoàn nông nghiệp xã Song Mai lấy bớt của gia đình bác em 2000m2 và giao cho gia đình chị Mai( là người cùng ấp) sử dụng. Năm 2003 gia đình chị Mai được cấp GCN QSD 2000m2 trên. Hiện nay gia đình bác em rất khó khăn không có đất để sản xuất. Vậy theo quy định của luật đất đai 2003, bác em có đòi lại được mảnh đất trên không? Em rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Em cảm ơn!
UBND xã Y thông báo công khai là ngày 14/7/2006 sẽ tổ chức đấu thầu cho thuê đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Biết tin này, anh Phong, vốn là người gốc tại xã Y nhưng lấy vợ, chuyển hộ khẩu tới sinh sống và làm nông nghiệp tại xã X gần đó đã làm đơn xin tham gia đấu thầu. Ban tổ chức đấu thầu của UBND xã Y từ chối nhận đơn với lý do: anh Phong không còn là người sinh sống tại địa phương, việc đấu thầu lần đầu chỉ ưu tiên cho những người có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Nếu đấu thầu lần đầu mà người trong xã không thuê hết thì lúc đó mới nhận đơn và tổ chức đấu thầu cho cả những người không thuộc xã Y, trong đó có anh Phong. Anh Phong cho rằng mặc dù anh lấy vợ và sinh sống ở xã khác nhưng bố mẹ anh hiện vẫn đang ở xã Y, còn bản thân anh từ lúc sinh ra đến khi lấy vợ anh vẫn sống ở tại đó nên UBND xã Y không thể phân biệt đối xử với anh như vậy. Ngày 12/7/2006, anh làm đơn gửi đến Phó Chủ tịch UBND xã (kiêm Trưởng Ban tổ chức đấu thầu) yêu cầu giải quyết cho anh tham gia đấu thầu, nếu không anh sẽ khiếu nại lên huyện về việc tổ chức đấu thầu của xã. Phó Chủ tịch UBND xã cần giải quyết vụ việc như thế nào?
Cho tôi hỏi theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 thì đất nông nghiệp có được phép kê biên để thi hành án không?
Gia đình tôi có 1 mảnh đất nông nghiệp (đã có GCNQSDĐ) nằm trên 1 tuyến đường vừa được xây dựng mới. Hiện tại, UBND huyện có thông báo thu hồi đât của gia đình tôi và các gia đình khác có đất nằm 2 bên trục đường để bán đấu giá với lý do là để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo nguồn lực kinh tế từ đất đai. gia đình tôi không nhất trí vì so với giá trị bồi thường cho gia đình tôi thì sau khi bán đấu giá mảnh đất sẽ có giá trị gấp khoảng 50 lần. Xin hỏi các luật sư, theo quy định của nhà nước thì có cho phép thu hồi đất nông nghiệp của người dân để bán đấu giá không ạ?
Chào luật sư, em là Giang, hiện tại em đang là sinh viên học tại Hà Nội. Gia đình em sống tại TP Nam Định, bố làm nông nghiệp và được nhà nước cấp cho diện tích 4 sào ruộng tại Nam Định. Trong khoảng thời gian năm 2000 -2001 Nhà nước có chính sách thu hồi ruộng để làm dự án khu công nghiệp Hòa Xá và đã thu hồi 4 sào ruộng của gia đình với hình thức đền bù là 11 triệu đồng/ sào. Ngoài ra ko còn khoản hỗ trợ nào khác. Vấn đề là khi đó gia đình cũng không tìm hiểu về chính sách của nhà nước như nào, chỉ biết xã giao đền bù bao nhiêu thì nhận như thế. Nhưng vừa qua em được biết tại Hợp tác xã Tiền Phong ở TP Thái Bình những hộ nông dân có ruộng đất bị thu hồi cùng khoảng thời gian với gia đình em có đứng lên đòi lại quyền lợi theo đúng chính sách nhà nước ban hành thì mỗi 1 sào ruộng bị thu hồi ngoài khoản tiền đền bù chính thức còn có thêm 2 khoản hỗ trợ khác là hỗ trợ lương thực trong vòng 6 tháng đối với những hộ bị thu hồi từ 30-70% ruộng và hỗ trợ lương thực trong 12 tháng đối với hộ bị thu hồi trên 70% ruộng. Cộng thêm 1 khoản hỗ trợ khác là hỗ trợ tái sản xuất 5%/sào bị thu hồi. Vậy luật sư cho em hỏi những điều mà nông dân HTX Tiền Phong đòi là có đúng chính sách không? Và liệu gia đình em cùng tất cả các hộ nông dân trong xã có ruộng bị thu hồi trong thời gian đấy có được đòi hỏi quyền lợi của mình nữa hay ko? Em xin chân thành cảm ơn!
Xin luật sư tư vấn về vấn đề sau: Ngày 03/10/2000, mẹ cháu có viết giấy mua mảnh đất ruộng của cô T với diện dích là 352m2 để trồng trọt với giá là 1 triệu đồng, giấy mua viết tay, có chữ ký của mẹ cháu và cô T. Và sử dụng từ đó đến nay. Nhưng đến nay mảnh đất đó nằm trong dự án gì đó nên được đền bù. Thế là gia đình cô T đòi lại đất, trị giá mảnh đất được đền bù là 140 triệu và họ bảo sẽ cho gia đình cháu 20 triệu. Ban đầu bố mẹ cháu cũng không muốn tranh chấp, nhưng khi bố mẹ cháu đến nói chuyện, con của cô T đòi xem giấy mua bán đó, mẹ cháu lại đưa luôn tờ gốc cho họ xem và họ dọa xóa tờ đó, rồi bắt bố mẹ cháu ký vào tờ giấy chỉ cho gia đình cháu 20 triệu. Vì sợ bị xé tờ giấy mua- bán viết tay đó nên mẹ cháu đồng ý ký. Quá bất mãn trước hành động đó, bố mẹ cháu đã gửi đơn trình bày lên ủy ban nhân dân thị trấn yêu cầu giải quyết, và trình bày cả việc bị họ bắt ép ký giấy trên. Ngày 20/08/2013 sẽ phát tiền đền bù, trên ủy ban trị trấn họ bảo lúc đó sẽ hòa giải. Bố mẹ cháu cũng không muốn tranh chấp, nếu được chỉ cần mỗi bên 50/50 là okie. Đợt họ bán đất thì năn nỉ mẹ cháu mua, giờ họ lại trở mặt thế! Vậy gia đình cháu phải làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình ạ? Rất mong được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!
Luật sư cho em hỏi . Các cán bộ xã huyện tham nhũng ngang nhiên làm sổ bìa đỏ của đất canh tác nông nghiệp của người dân rồi bán. Như vậy cán bộ đố có vi phạm điều nào trong luật đất đai không ạ? Em xin chân thành cảm ơn