Xin hỏi: thời hạn thụ lý và đưa ra xét xử án dân sự (chia tài sản thừa kế theo pháp luật) sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? Rất mong sớm nhận được sự giải đáp và hướng dẫn của quý cơ quan.
Gửi bởi: Nguyễn Thị Vượng
Mẹ em có cho bà A mượn khoảng hơn hai trăm triệu. Sau 1 thời gian bà A tuyên bố phá sản. Mẹ em cùng những người khác đưa đơn kiện. Tòa án cũng đã đưa ra quyết định là bà A sẽ trả cho mẹ em số tiền đó. Nhưng bên thi hành án lại nói mẹ em không có phần trong đấu giá tài sản của bà A vì mẹ em đưa đơn kiện sau ngày liệt kê danh sách, bà A lại nợ quá nhiều. Vậy cho em hỏi đã đưa ra quyết định mà sao mẹ em vẫn không được nhận tiền, bên thi hành án làm vậy là đúng hay sai?
Vấn đề thứ 2 : Bà A trước khi phá sản có nhờ mẹ em bán dùm 10.000 cà phê non cho ông B. Mẹ em gọi điện thoại nói với ông B, và ông B đồng ý. Sau mấy ngày bà A ra lấy tiền ở ông B (bà A chưa giao cà phê ) nhưng ông B chưa có tiền và nói bán lại cho bà A mấy tấn cà phê, còn bà A thiếu lại bao nhiêu thì trả sau, bà A cũng đã ghi vào sổ ông B và mẹ em là nhận trả số cà phê đó. Sau đó bà A hẹn lại ngày trả cà phê cho ông B. Ông B cũng kêu mẹ em ghi vào sổ là mẹ em có bán cho ông 10.000 cà phê đã lấy tiền nhưng chưa giao cà phê. Sau khi bà A nhận là sẽ trả số cà phê đó thì ông B quên không gạch sổ. Cho tới ngày bà A tuyên bố phá sản ông B liền lấy sổ mẹ em đã ghi vào sổ của ông B kiện mẹ em. Mẹ em cũng có đem sổ tay của mẹ em ra cho ông B xem, trong sổ mẹ em cũng có ghi rõ ràng là bà A đã nhận trả số cà phê đó, có chữ ký của bà A (em cũng có thấy trong sổ mẹ em có chữ ký của ông B nữa) mẹ em cũng giải thích rằng mẹ chỉ môi giới qua điện thoại để lấy hoa hồng thôi, số tiền của ông B mẹ em cũng không có lấy. Ông B kiên quyết kiện ra tòa vì biết không thể lấy tiền bên bà A được. Mẹ em cũng đi ra hầu toa, thì được ông C làm ở tòa nói là mẹ em cứ nhận trả tiền cho ông B sau đó kiện bà A rồi lấy tiền bà A trả sang cho ông B. Vì không hiểu pháp luật và nghĩ ông C đại diện cho pháp luật nên ông C nói sao mẹ em chỉ biết làm vậy, mẹ đã nhận hòa giải với ông B, mẹ em cũng có nói phải kêu bà A lên đối chứng thì bên ông B không chịu. Sau đó 1 tuần mẹ ra tòa thì tòa đưa quyết định là mẹ phải trả số cà phê đó (tính giá hiện giờ là hơn bốn trăm triệu) trong khi đó tiền bà A chưa trả cho mẹ. Bây giờ mẹ em muốn xin xử lại vụ này thì phải làm như thế nào, mẹ em đã đưa đơn lên tỉnh. Cho em hỏi nếu xử lại mình có được kêu bà A lên đối chứng không, vì lần xử ở thị trấn người ta không kêu bà A lên đối chứng bên ông B cũng không đồng ý, như vậy có đúng không?
Gửi bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Liên
Ông A kết hôn với bà B cư trú tại huyện T, sinh được 2 người con là C, D đã trưởng thành. Tài sản của ông bà gồm một ngôi nhà và một thửa đất được thừa kế chung. Anh C đã lập gia đình có 1 con chung là G và 1 con riêng là H. Đến tháng 7/2008 anh C qua đời, tháng 12/2010 ông A qua đời không để lại di chúc. Đến tháng 2/2011 gia đình bà B yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Q chia tài sản thừa kế của ông A, hỏi:
1. Tòa án nhân dân huyện Q có thẩm quyền chia tài sản thừa kế của ông A không? Vì sao?
2. Nếu Tòa án nhân dân huyện Q có thẩm quyền chia tài sản thừa kế của ông A thì chia như thế nào?
Gửi bởi: Viết Hùng
Chị gái tôi bị tâm thần từ khi sinh ra do bị nhiễm chât́ độc dioxin, có giấy tờ bệnh viện tâm thần chứng nhận chị tôi bị tâm thần và các giấy tờ liên quan khác. Hiện nay gia đình tôi muốn bán nhà nhưng họ yêu cầu phải có Quyết định của tòa án về việc chị tôi bị tâm thần. Vậy thủ tục như thế nào?
Gửi bởi: đào thị huệ
Tòa án 2 cấp của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xét xử công nhận cho bà Nguyễn Thị Kim Anh mua đất của ông Hồng. Hợp đồng chuyển nhượng ghi thửa 485, tờ bản đồ 13xã Tân Phước (quyền sử dụng đất này trước đây ông Hồng mua của ông Đang nhưng chưa làm thủ tục cấp GCNQSD đất). Tòa án 2 cấp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu buộc ông Đang phải giao thửa 485, tờ bản đồ số 03 cho bà Kim Anh. Chi cục Thi hành án huyện Tân Thành đã ban hành quyết định thi hành án, cưỡng chế thi hành án theo Bản án phúc thẩm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông Đang đã đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng Chánh án Tòa nhân dân tối cao có thông báo bác đơn yêu cầu giám đốc thẩm của ông Đang. Ông Đang phải làm đơn đến cơ quan nào để được xem xét lại bản án? Trường hợp nào thì xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? Tôi rất mong được sự giúp đỡ và tư vấn của Ban tư vấn pháp luật, Xin chân thành cảm ơn!
Gửi bởi: Võ Thị Mỹ Dung
1. Tôi kết hôn được 7 năm và con tôi được 6 tuổi. Khi thời gian chung sống với nhau mới được 3 năm thì trong 1 lần về quê anh đã lấy vợ và giờ anh đã có 2 con riêng, sau đó anh vẫn không chấp nhận ly hôn với tôi. Tôi đã đơn phương gửi đơn ly hôn tại toà án nơi tôi sinh sống và cũng là nơi tôi đăng ký kết hôn, nhưng đơn ly hôn của tôi không được chấp nhận. Toà án yêu cầu tôi phải gửi đến toà án nơi chồng tôi sinh sống (Thanh Hoá) và tôi phải ít nhất 1 lần hầu toà. Vậy tôi phải gửi đơn đến tòa án nào có thẩm quyền để được giải quyết việc ly hôn của mình và yêu cầu chồng tôi phải trợ cấp nuôi con?
2. Cho tôi hỏi khi người chồng bỏ đi biệt tích từ 5 năm không rõ tung tích thì giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của tôi có hết hiệu lực hay không?
Năm 1957 tôi được chính quyền phân một mảnh đất từ một địa chủ ở địa phương. Năm 1960 tôi cho bà Mừng mượn mảnh đất này. Đến năm 2010 khi tôi đòi lại đất thì phát sinh tranh chấp với bà Mừng. Khi đó thì tôi mới biết đất đã được đưa vào quỹ đất công ích của xã và bà Mừng đang sử dụng dưới hình thức được UBND xã cho thuê. Vậy tôi muốn hỏi tôi muốn đòi lại đất thì khiếu kiện hành chính ai, UBND huyện, UBND xã hay Phòng Tài nguyên môi trường huyện? Tôi có thể khởi kiện tranh chấp đất với UBND xã tại tòa dân sự được không hay phải khiếu kiện hành chính với một trong ba chủ thể trên.
Cha tôi trên 80 tuổi, bị một người lợi dụng mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) và dùng giấy chứng nhận này đem cầm cố cho người khác. Hiện, giữa người mượn giấy và người nhận cầm cố có tranh chấp về vay nợ, đã được Tòa án nhân dân (TAND) huyện xét xử. Trong bản án, TAND huyện tuyên phải trả lại giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình tôi, sau đó bản án đã bị kháng cáo lên TAND tỉnh. Gia đình tôi làm cách nào để nhận lại giấy chứng nhận QSDĐ?
Cha mẹ lập di chúc chia tài sản cho 6 người con, tài sản có đất ở và đất trồng rẫy. Sau khi cha mẹ chết (2008-2009), anh em trong gia đình chia tài sản đúng như di chúc nhưng có một người anh không chịu. Tranh chấp phát sinh và hòa giải ở xã không thành, Tòa án nhân dân huyện thụ lý, tôi muốn biết pháp luật quy định trường hợp này như thế nào ?
Cha tôi mất năm 1989, mẹ tôi mất năm 2011, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do mẹ tôi đứng tên. Các anh em trai muốn chuyển tên của mẹ cho người em trai út nhưng những người em gái không đồng ý, trường hợp này giải quyết ra sao?
Tôi có 1.200m2 đất, làm ổn định đến năm 1985 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1985, đất bị người khác bao chiếm và đã hòa giải ở cơ sở nhưng không thành. Hiện, Tòa án đang thụ lý, đã mời 2 lần nhưng bên bao chiếm đất không đến. Trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào?
Vợ, chồng tự thỏa thuận ly hôn không đến Tòa án, sau đó thì một trong hai bên kết hôn với người khác. Xin hỏi trường hợp kết hôn sau có được pháp luật công nhận?
Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định những yêu cầu về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Tôi không hiểu rõ về vấn đề này mong nhận được hướng dẫn cụ thể thêm?
Tôi bị hàng xóm kiện ra tòa tranh chấp tiền bồi thường đường đi. Trước đây, khi đo vẽ đất đai để làm giấy đỏ thì người hàng xóm đã ký tên phần đất tranh chấp bồi thường là đất của tôi. Giờ tôi gửi đơn (có hồi báo của bưu điện) yêu cầu ủy ban xã cho tôi photo giấy này để nộp làm chứng cứ cho tòa nhưng không được giải quyết. Tôi có thể nhờ tòa lấy giúp chứng cứ được không?
Phạm Văn Hà (pvha7*****@yahoo.com)
Tôi vừa nộp đơn xin ly hôn đơn phương lên Tòa án, tôi không viết đơn theo mẫu mà tự viết tay. Đề nghị luật sư tư vấn, Tòa án có chấp nhận đơn xin ly hôn tự viết tay không hay bắt buộc phải viết đơn theo mẫu có sẵn? (Đức Thành- Quảng Bình)
Năm (05) năm trở lại đây, con gái tôi bị mắc bệnh tâm thần. Do chán nản nên gia đình chồng của cháu hay đánh đập, chửi mắng cháu. Tôi rất xót con nên 02 năm trước cũng đã làm đơn yêu cầu Tòa án ly hôn để cháu có thể về ở với tôi nhưng không được giải quyết. Hiện nay tôi thấy báo chí đưa tin bố mẹ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho con. Đề nghị Luật sư tư vấn tôi có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho con gái tôi không, trước Tòa án không thụ lý đơn của tôi có đúng pháp luật không? (Đặng Quang - Tuyên Quang).