Tra cứu hỏi đáp gia đình

Hỏi đáp pháp luật Người lao động có thời gian công tác và đóng bảo hiểm xã hội gần 20 năm chưa đến tuổi nghỉ hưu, bị bệnh chết thì gia đình người lao động đó được hưởng chế độ như thế nào? 07:49 | 07/09/2016

Người lao động có thời gian công tác và đóng bảo hiểm xã hội gần 20 năm chưa đến tuổi nghỉ hưu, bị bệnh chết. Xin hỏi như vậy gia đình người lao động đó được hưởng chế độ như thế nào ? 

Hỏi đáp pháp luật Phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 07:49 | 07/09/2016

Bố mẹ cháu sau khi cưới nhau đã có nhà riêng. Sau một thời gian, ông ngoại cháu có cho mẹ cháu một mảnh đất ở một huyện khác và giúp dựng một căn nhà. Mẹ con cháu đã chuyển hộ khẩu sang bên nhà mới và mảnh đất đó hiện giờ đứng tên mẹ cháu. Bố cháu thì vẫn ở nhà cũ nhưng sau đó một thời gian bố có sang bên nhà mới ở cùng (hộ khẩu bố cháu vẫn ở nhà cũ). Hiện tại bố cháu ở một mình ở nhà cũ, còn mẹ con cháu ở nhà mới. Cháu muốn hỏi nếu bây giờ bố mẹ cháu ly hôn thì bố cháu có được phép đòi quyền lợi đối với căn nhà mới mà mẹ con cháu đang ở không?

Hỏi đáp pháp luật Quy định về tài sản chung và phân chia tài sản chung của hộ gia đình hình thành từ hôn nhân thực tế 07:48 | 07/09/2016

Bản án của Tòa án xét xử, quyết định bà Hà phải trả cho mẹ tôi 68.000.000đ đồng tiền mua vật tư nông nghiệp. Mẹ tôi làm đơn yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án cách đây 5 năm. Cơ quan thi hành án xác minh thấy bà Hà sống chung với người đàn ông từ thời chiến tranh và có 2 con chung nhưng bà Hà chưa có tên trong sổ hộ khẩu gia đình của người này, do đó chưa thi hành án được cho mẹ tôi. Năm 2014 bà Hà nhập hộ khẩu về gia đình ông này, mẹ tôi nhiều lần gửi đơn lên cơn quan thi hành án cung cấp thông tin trên và đề nghị thi hành án, đến tháng 4/2015 cơ quan thi hành án yêu cầu mẹ tôi làm hồ sơ đề nghị tòa án phân chia tài sản chung của gia đình bà Hà là 3440m2 đất nông nghiệp. Mẹ tôi được tòa án thông báo gia đình bà Hà có con trai bà bị tâm thần nên chưa xem xét được việc phân chia tài sản. Theo quy định của pháp luật quyền sử dụng đất nông nghiệp nêu trên có phải là tài sản chung của gia đình bà Hà hay không? Các con của bà Hà có được phân chia tài sản chung không? Bà Hà sống với người đàn ông từ trước năm 1986 và đã có con chung, địa phương xác nhận, thì có gọi là vợ chồng không? Pháp luật quy định như thế nào về việc phân chia tài sản chung?

Hỏi đáp pháp luật Phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 17:11 | 06/09/2016

Bố mẹ cháu sau khi cưới nhau đã có nhà riêng. Sau một thời gian ông ngoại cháu cho mẹ cháu một mảnh đất ở một huyện khác và giúp dựng một căn nhà. Mẹ con cháu đã chuyển hộ khẩu sang bên nhà mới ở và mảnh đất đó hiện giờ đứng tên mẹ cháu. Bố cháu thì vẫn ở nhà cũ nhưng sau đó một thời gian bố có sang bên nhà mới ở (hộ khẩu bố cháu vẫn ở nhà cũ). Hiện tại bố cháu ở một mình ở nhà cũ, còn mẹ con cháu ở nhà mới. Cháu muốn hỏi nếu bây giờ bố mẹ cháu ly hôn thì bố cháu có được phép đòi quyền lợi đối với căn nhà mới mà mẹ con cháu đang ở không?

Hỏi đáp pháp luật Bạo lực gia đình có thể bị coi là tội phạm 16:01 | 06/09/2016
Ba mẹ tôi đã ly hôn khi tôi 14 tuổi, cả hai vẫn sống chung nhà. Nhưng suốt thời gian này, không bao giờ bố tôi cho tiền tôi đóng học. Những lần nhậu say về thì chửi rủa, sỉ nhục kiếm cớ đánh đập mẹ tôi. Mẹ tôi luôn chịu đựng suốt bao nhiêu năm qua. Đề nghị luật sư tư vấn, giờ tôi muốn kiện ba tôi về tội hành hung bạo lực gia đình và tội phỉ báng sỉ nhục người khác được không? (Thu Thủy - Đồng Tháp)
Hỏi đáp pháp luật Khi nào áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với hành vi bạo lực gia đình 16:01 | 06/09/2016

Hoài và Thương kết hôn đến nay đã gần 10 năm nhưng cuộc sống gia đình lúc nào cũng lâm vào cảnh thiếu thốn đủ đường do cả hai đều không có công ăn việc làm, Thương lại luôn ốm đau bệnh tật. Thời gian gần đây Hoài quen và “qua lại” thường xuyên với chị P nên cuộc sống gia đình giữa Hoài và Thương càng trở lên ngột ngạt. Vừa ở chỗ chị P về, nhìn thấy người vợ gầy gò bên mâm cơm lạnh ngắt, Hoài trở lên cáu gắt và có những lời lẽ cục cằn đối với vợ. Không những thế, mỗi khi Thương làm việc gì không đúng ý, Hoài lại “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đối với Thương. Tính từ ngày Hoài “qua lại” với chị P, không biết bao nhiêu lần Thương phải chịu cảnh đòn roi như vậy. Vốn đã ốm yếu, nay lại phải đối diện với người chồng tệ bạc nên nhìn Thương ngày càng héo hon. Mặc dù muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại nhưng với bản tính nhút nhát, Thương không biết làm gì khác ngoài việc chịu đựng tất cả. Là bạn thân của Thương, tôi không đành lòng nhìn cô ấy hàng ngày bị chồng đánh đập, dày vò. Trong lần đi nghe tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tại xã, tôi có nghe đến biện pháp “cấm tiếp xúc”. Vậy xin hỏi, pháp luật quy định cụ thể về biện pháp này như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Bạo lực gia đình 16:01 | 06/09/2016
Ngân và Hà lấy nhau khi cả hai mới 16 tuổi. Vì là vợ chồng trẻ lấy nhau do hoàn cảnh nên bố mẹ vợ rất quan tâm và cho con gái nhiều của hồi môn. Chồng Hà biết vậy nên thường xuyên xuống hỏi vay bố mẹ vợ để về làm ăn kinh doanh. Sau một vài lần hỏi vay và đều được bố mẹ cho vay nên đến một ngày Ngân quyết định xuống vay với số lượng lớn để mở rộng việc buôn bán nhưng bị bố mẹ từ chối. Khi không hỏi vay được nữa, về nhà Ngân thường xuyên đánh chửi vợ thậm tệ. Đến một hôm Ngân đưa vợ cùng 1 chiếc xe Air Blake (bố mẹ vợ cho con gái) nói là giao trả lại bố mẹ vợ. Hành vi đánh đập có được coi là hành vi bạo lực gia đình? Họ tên:Nguyễn Thị Khuyên
Hỏi đáp pháp luật Hành vi bạo lực gia đình có phạm tội? 16:00 | 06/09/2016

Năm nay tôi 17 tuổi. Mẹ tôi sống với ba tôi đã rất lâu, nhưng không có ngày nào là yên ổn, tuy ba mẹ đã ly hôn được vài năm rồi nhưng vì thương tôi nên mẹ ở chung để nuôi các con. Ba tôi chịu trách nhiệm nuôi các con nhưng trong 12 năm tôi học chưa bao giờ chịu cho tiền con đóng học, mỗi lần xin là chửi rủa. Mẹ tôi thì còng lưng lên để kiếm tiền nuôi tụi tôi ăn học, nhưng ba tôi chỉ biết ăn nhậu, phá phách. Những lần nhậu say về thì chửi rủa, sỉ nhục kiếm cớ đánh đập mẹ. Mẹ luôn chịu đựng suốt bao nhiêu năm qua, còn rất nhiều…Tôi muốn hỏi giờ tôi muốn kiện ba về tội hành hung bạo lực gia đình và tội phỉ bán sĩ nhục người khác được không?

Hỏi đáp pháp luật Như thế nào được coi là hành vi bạo lực gia đình? 16:00 | 06/09/2016
Cha dượng đã ly hôn với mẹ tôi nhưng mấy lần ông mượn hơi men, đến nhà gây sự, có khi phá phách đồ đạc trong nhà, chửi bới mẹ con tôi, có lần bà bị ông đánh gây thương tích. Xin hỏi pháp luật quy định việc xử lý trong trường hợp này thế nào? Ông và mẹ tôi đã ly hôn thì những việc làm đó có được coi là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp pháp luật Trẻ bị bạo lực gia đình 15:59 | 06/09/2016

Hiện các địa phương đang thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình và triển khai các quy định của Chính phủ về áp dụng các biện pháp can thiệp, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em. Trong quá trình thực hiện chúng tôi còn lúng túng về nhận thức pháp luật, nhờ luật sư giải thích thêm về việc nạn nhân là trẻ em bị bạo lực gia đình; các bước thu thập đánh giá thông tin.

Hỏi đáp pháp luật Thẩm quyền của UBND xã trong chống bạo lực gia đình 15:59 | 06/09/2016

Tại địa phương chúng tôi có một vài gia đình thường xuyên xảy ra nạn bạo hành. Là cán bộ phụ nữ, chúng tôi đã nhiều lần góp ý đối với hai vợ chồng họ nhưng người chồng chứng nào tật ấy, cứ đi nhậu về là vợ con lại phải chịu những trận đòn khủng khiếp. Tình trạng này kéo dài đã nhiều năm, vợ con anh ta phải cam chịu, họ muốn nhờ chính quyền can thiệp nhưng lại phụ thuộc về kinh tế nên không dám đệ đơn. Xin luật sư cho biết, UBND xã có được áp dụng các biện pháp cấm tiếp xúc (nhằm tránh những nguy hiểm cho vợ, con họ) khi không có sự đồng ý của nạn nhân không?

Hỏi đáp pháp luật Các hành vi được coi là bạo lực gia đình 15:59 | 06/09/2016

Trước đây chồng tôi thường uống rượu, về nhà gây gổ, đánh, chửi vợ con. Nhờ địa phương hỗ trợ giáo dục nên đã giảm hẳn, nhưng gần đây nhiều khi trở chứng, lầm lỳ, không nói năng, gia đình trở nên rất căng thẳng. Xin cho biết đó có phải là hành vi bạo lực gia đình (BLGĐ)?

Hỏi đáp pháp luật Bạo lực gia đình và quyền và nghĩa vụ nuôi con của mỗi bên. 15:59 | 06/09/2016

Kính chào luật sư! Cháu có hai vấn đề này mong nhờ luật sư tư vấn giúp cháu. 1. Ba mẹ cháu kết hôn được 23 năm và có với nhau 2 mặt con là cháu và em gái. Nhưng từ năm 2011 trở về sau ba cháu có tình cảm với người phụ nữ khác bên ngoài nên về nhà thường xuyên kiếm cớ gây gổ, đánh đập mẹ cháu. Gần đây nhất là ngày 19/ 9 / 2012, ba cháu đánh mẹ cháu bị chấn thương ở vùng mắt và máu ra nhiều dẫn đến ngất xỉu phải đi cấp cứu. Nhưng nằm viện được 3 ngày thì mẹ cháu trốn viện về nhà do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không thể nằm viện lâu. Ngày 10/ 10/ 2012 ba cháu lại đánh mẹ và dọa sẽ giết mẹ cháu. Để đảm bảo cho tính mạng của mình, mẹ cháu có làm đơn gửi lên chính quyền thôn  để nhờ can thiệp. Họ nhận đơn khoảng 2 tuần rồi mở phiên hòa giải. Đến ngày hòa giải thì chú trưởng thôn và chú Công an viên lại nói là đơn mẹ cháu viết không đưa ra được bằng chứng và kết luận đó chỉ là xô xát, mâu thuẫn trong gia đình chứ không phải hành vi bạo lực và không giải quyết xác đáng sự việc. Đồng thời các bác của cháu lại yêu cầu mẹ cháu phải đưa ra bằng chứng, giấy tờ nhập viện để chứng minh ba cháu có đánh mẹ cháu trong khi chính họ lại là người chứng kiến cảnh mẹ cháu ngất đi và đi theo xe taxi để đưa mẹ cháu đi cấp cứu. Mẹ cháu chỉ muốn hòa giải với hy vọng cả hai vợ chồng sẽ hàn gắn lại để nuôi hai chị em cháu ăn học đến nơi đến chốn nhưng ba cháu nhất quyết không đồng ý và khăng khăng yêu cầu chính quyền thôn đưa đơn lên cấp trên để ba cháu có thể làm thủ tục ly hôn nhanh chóng  trước sự hòa giải của chính quyền thôn. Mẹ cháu chỉ có 2 tờ biên lai thu viện phí lúc ba đánh mẹ nhập viện, sự chứng kiến của cô y tá xã vì chính cô là người yêu cầu họ đưa mẹ cháu đi cấp cứu vì huyết áp lên đến 200, và cháu có chụp lại tấm ảnh cái áo dính đầy máu mà mẹ cháu mặc hôm bị đánh. Vậy thưa luật sư, với những vật chứng đó thì mẹ cháu có đủ cơ sở để kiện ba cháu về hành vi bạo lực gia đình chưa hay cần phải có thêm bằng chứng nào khác nữa, mong luật sư tư vấn giúp cháu. 2. Cháu sinh năm 1991, theo luật Hôn nhân gia đình thì cháu đã trên 18 tuổi, nếu ba mẹ ly hôn thì ba mẹ cháu không có nghĩa vụ phải chu cấp cho cháu nữa. Cháu cũng có em gái, đến ngày 14/ 12/ 2012 cũng đã đủ 18 tuổi.  Vì cháu đang là sinh viên năm cuối, trong giai đoạn thực tập, làm báo cáo...không có thời gian để đi làm thêm nên còn phải phụ thuộc vào ba mẹ. Em cháu đang học lớp 12, sắp bước vào kỳ thi ĐH - CĐ. Mẹ cháu thì xưa nay chỉ ở nhà nội trợ trong gia đình, không có khả năng tạo ra thu nhập nhiều để lo cho hai chị em cháu.  Khi chị em cháu khóc năn nỉ ba suy nghĩ lại vì nếu ba mẹ ly hôn chị em cháu sẽ không thể tiếp tục đến trường thì ba cháu có nói là " không học được thì nghỉ ". Vậy nếu ba mẹ cháu ly hôn nhưng ba cháu không muốn chu cấp cho hai chị em cháu ăn học nữa thì tòa án có biện pháp nào để ba cháu thực hiện nghĩa vụ làm cha của mình không thưa luật sư?

Hỏi đáp pháp luật Xử lý hành vi bạo lực gia đình như thế nào? 15:58 | 06/09/2016

Ngày 02/9/2014 vừa qua, chồng tôi muốn đánh tôi nên đã dàn cảnh đánh con trai tôi, anh ta rút dây thắt lưng quất vào người cháu. Chỉ chờ tôi lên tiếng, anh ta quay lại quật tới tấp vào người tôi (anh ta không muốn tôi đến nhà ngoại). Anh ta đánh tôi trước mặt con trai chúng tôi và trước mặt mẹ chồng, người ngoài không ai dám làm chứng. Anh ta thường xuyên chửi bới, nhục mạ danh dự, nhân phẩm tôi bằng những lời khiếm nhã (thậm chí khi tôi gửi Đơn ly hôn ra tòa, anh ta lại càng nhục mạ tôi và chửi bới cha mẹ tôi). Những lời chửi bới đó là anh ta nhắn tin cho tôi. Vậy những hành vi trên của anh ta có vi phạm pháp luật không và mức xử phạt nào? Tôi xin cảm ơn!

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào