Khi nào áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với hành vi bạo lực gia đình

Hoài và Thương kết hôn đến nay đã gần 10 năm nhưng cuộc sống gia đình lúc nào cũng lâm vào cảnh thiếu thốn đủ đường do cả hai đều không có công ăn việc làm, Thương lại luôn ốm đau bệnh tật. Thời gian gần đây Hoài quen và “qua lại” thường xuyên với chị P nên cuộc sống gia đình giữa Hoài và Thương càng trở lên ngột ngạt. Vừa ở chỗ chị P về, nhìn thấy người vợ gầy gò bên mâm cơm lạnh ngắt, Hoài trở lên cáu gắt và có những lời lẽ cục cằn đối với vợ. Không những thế, mỗi khi Thương làm việc gì không đúng ý, Hoài lại “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đối với Thương. Tính từ ngày Hoài “qua lại” với chị P, không biết bao nhiêu lần Thương phải chịu cảnh đòn roi như vậy. Vốn đã ốm yếu, nay lại phải đối diện với người chồng tệ bạc nên nhìn Thương ngày càng héo hon. Mặc dù muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại nhưng với bản tính nhút nhát, Thương không biết làm gì khác ngoài việc chịu đựng tất cả. Là bạn thân của Thương, tôi không đành lòng nhìn cô ấy hàng ngày bị chồng đánh đập, dày vò. Trong lần đi nghe tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tại xã, tôi có nghe đến biện pháp “cấm tiếp xúc”. Vậy xin hỏi, pháp luật quy định cụ thể về biện pháp này như thế nào?

Trong xã hội hiện đại, tình trạng bạo lực gia đình ngày càng trở lên trầm trọng và không còn là vấn đề của riêng ai. Bạo lực gia đình không chỉ biểu hiện bằng những hành vi có thể dễ dàng nhận biết như: hành hạ, ngược đãi, đánh đập, lăng mạ,…mà nguy hiểm hơn đó là nhóm hành vi bạo lực về tinh thần, bởi đối với nhóm hành vi này không phải dễ nhận biết để có thể ngăn chặn kịp thời mà thường kéo dài, âm ỉ dẫn đến những hậu quả khó có thể lường trước. Để nạn nhân của bạo lực gia đình dám nói chuyện thầm kín, riêng tư của mình thật không dễ bởi tâm lý e ngại không muốn “vạch áo cho người xem lưng” của người Việt. Vì vậy, để phát hiện và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực gia đình, xã hội rất cần những người như chị. Để chị có thể hiểu sâu hơn về biện pháp “cấm tiếp xúc” chúng tôi xin đưa ra một số quy định của pháp luật về khái niệm, thẩm quyền, điều kiện ra quyết định và hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc như sau:
      Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình được hiểu là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi như: đến gần nạn nhân trong khoảng cách 30m (trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân); Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân. 
      Về điều kiện ra quyết định cấm tiếp xúc: Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ, người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình); đã có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình (được xác định khi có một trong các căn cứ như: có xác nhân của cơ sở khám chữa bệnh; có dấu vết thương tích trên cơ thể; có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa đến tính mạng, sức khỏe); Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc (bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở).
      Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định cấm tiếp xúc: Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký. Quyết định cấm tiếp xúc phải được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình.
Hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc khi có một trong các căn cứ như: Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình; biện pháp này không còn cần thiết; phát hiện những thông tin sai lệch làm căn cứ ra quyết định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc là người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc.
      (Theo quy định tại các Điều 8, 9, 11 Nghị đinh số 08/2009/NĐ-CP ngày 4/2/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
      Như vậy, để bạn chị tránh khỏi những hành vi đánh đâp từ phía người chồng và cũng là có thời gian cho hai người nhìn nhận lai cuộc hôn nhân hiện tại thì chị có thể tư vấn cho bạn chị những quy định của pháp luật về biện pháp cấm tiếp xúc. Nếu nhận thấy biện pháp này là cần thiết thì bạn chị có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc gửi đến Chủ tich Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để được can thiệp kịp thời./.

Bạo lực gia đình
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là tháng mấy trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ cô lập con cái có bị phạt vi phạm hành chính không? Mức phạt tiền với hành vi này là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi hành hạ cha mẹ mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung nào, tư vấn cho ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực gia đình
Thư Viện Pháp Luật
280 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào