Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận biết người gia trưởng là gì?
Gia trưởng, một khái niệm đã tồn tại từ thời xưa, có nguồn gốc từ triết học Nho giáo, được xem như một biểu hiện của tư duy “trọng nam khinh nữ”.
Thời xưa cho rằng, đàn ông sẽ là người làm chủ gia đình. Bởi vì người xưa tin rằng chỉ có đàn ông mới có khả năng làm chủ và mang lại hạnh phúc cho gia đình, giúp đất nước ấm no và hưng thịnh.
Gia trưởng (người gia trưởng) là một hệ tư tưởng, quan niệm, hoặc hành vi đề cao vai trò, vị trí của người đàn ông trong gia đình và xã hội. Hệ tư tưởng này cho rằng đàn ông là trụ cột, là người có quyền quyết định mọi việc, và phụ nữ phải phụ thuộc, tuân theo đàn ông.
Dấu hiệu nhận biết người gia trưởng:
- Kiểm soát: Người gia trưởng thường muốn kiểm soát mọi hành động, lời nói, và suy nghĩ của người khác, đặc biệt là phụ nữ.
- Độc đoán: Họ luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng và duy nhất, không chấp nhận ý kiến trái chiều.
- Coi thường phụ nữ: Họ cho rằng phụ nữ yếu đuối, kém cỏi hơn đàn ông, và không có khả năng tự quyết định cuộc sống của mình.
- Sử dụng bạo lực: Trong một số trường hợp, người gia trưởng có thể sử dụng bạo lực để áp đặt ý kiến của mình lên người khác.
- Luôn cho mình đúng
- Không muốn nhận sự giúp đỡ của người khác
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không? (Hình từ Internet)
Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Định nghĩa bạo lực gia đình là gì được nêu tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
...
Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
..
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
...
Việc chồng không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới (ngăn cản vợ gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh) nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý cho vợ có thể được xem là một dạng bạo lực gia đình.
Ngược lại, nếu người chồng có lý do chính đáng để hạn chế vợ tiếp xúc với người khác giới (ví dụ: vợ có quan hệ bất chính), thì hành vi này có thể không được xem là bạo lực gia đình.
Hành vi bạo lực gia đình có thể là căn cứ để đơn phương ly hôn được không?
Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy, nếu có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình khiến đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì đây là căn cứ để giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?