Trẻ bị bạo lực gia đình

Hiện các địa phương đang thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình và triển khai các quy định của Chính phủ về áp dụng các biện pháp can thiệp, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em. Trong quá trình thực hiện chúng tôi còn lúng túng về nhận thức pháp luật, nhờ luật sư giải thích thêm về việc nạn nhân là trẻ em bị bạo lực gia đình; các bước thu thập đánh giá thông tin.

Căn cứ vào Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn thực hiện các luật; Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục được quy định, trẻ em bị bạo lực là nạn nhân của một trong các hành vi sau đây: Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ em; Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; Cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp túc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm. Trẻ em bị xâm hại tình dục là nạn nhân của một trong các hành vi dâm ô, giao cấu, cưỡng dâm, hiếp dâm. Về trách nhiệm cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin của mọi công dân, tổ chức về vụ việc trẻ em bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục để kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong tình trạng khẩn cấp. Khi tiếp nhận thông tin thì cần ghi chép đầy đủ, kịp thời về thông tin, về vụ việc; báo cáo với chủ tịch UBND cấp xã phối hợp với các cá nhân, tổ chức có liên quan, gia đình, trường học, làng xóm, bạn bè của trẻ em là nạn nhân, kiểm tra tính xác thực của thông tin; bổ sung các thông tin liên quan (xuống địa bàn hoặc qua điện thoại...) từ đó đánh giá nguy cơ sơ bộ về tình trạng hiện tại của trẻ em. Nếu trong tình trạng khẩn cấp thì phải phối hợp với các cơ quan và tổ chức liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Việc thực hiện các nội dung trên đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện theo mẫu quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Bạo lực gia đình
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là tháng mấy trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ cô lập con cái có bị phạt vi phạm hành chính không? Mức phạt tiền với hành vi này là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi hành hạ cha mẹ mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung nào, tư vấn cho ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực gia đình
Thư Viện Pháp Luật
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào