Khi nào áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia?
- Khi nào áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia?
- Thủ tục áp dụng yêu cầu xóa bỏ thông tin sai sự thật trên mạng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia quy định như thế nào?
- Ngoài yêu cầu xóa bỏ thông tin sai sự thật trên mạng thì còn có biện pháp nào khác để bảo vệ an ninh mạng không?
Khi nào áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định trường hợp áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin trái pháp luật như sau:
- Khi thông tin trên không gian mạng được cơ quan có thẩm quyền xác định là có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật;
- Khi có căn cứ pháp luật xác định thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động kinh tế - xã hội đến mức phải yêu cầu xóa bỏ thông tin;
- Các thông tin trên không gian mạng khác có nội dung:
+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
+ Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Khi nào áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia? (Hình từ Internet)
Thủ tục áp dụng yêu cầu xóa bỏ thông tin sai sự thật trên mạng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia quy định như thế nào?
Căn cư tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định thủ tục áp dụng yêu cầu xóa bỏ thông tin sai sự thật trên mạng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia như sau:
- Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Quyết định áp dụng biện pháp yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 53/2022/NĐ-CP;
+ Gửi văn bản yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, dịch vụ trên mạng Internet, dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, chủ quản hệ thống thông tin xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 53/2022/NĐ-CP;
+ Kiểm tra việc chấp hành thực hiện biện pháp của các chủ thể có liên quan được yêu cầu;
+ Trao đổi, chia sẻ thông tin về việc thực hiện biện pháp này, trừ trường hợp nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc yêu cầu nghiệp vụ của Bộ Công an.
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng quyết định áp dụng biện pháp yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, an ninh quân đội theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 53/2022/NĐ-CP đối với hệ thống thông tin quân sự.
Ngoài yêu cầu xóa bỏ thông tin sai sự thật trên mạng thì còn có biện pháp nào khác để bảo vệ an ninh mạng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 quy định biện pháp bảo vệ an ninh mạng như sau:
- Thẩm định an ninh mạng;
- Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
- Kiểm tra an ninh mạng;
- Giám sát an ninh mạng;
- Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
- Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
- Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
- Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
- Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An ninh quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Những lưu ý khi treo cờ ngày Tết Âm lịch 2025 mà người dân cần biết?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?