Thẩm quyền của UBND xã trong chống bạo lực gia đình
Trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định về thẩm quyền của chủ tịch UBND xã nơi xẩy ra bạo lực gia đình được ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá ba ngày khi có đủ các điều kiện như sau: + Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình. + Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khoẻ hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình. + Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình. Chủ tịch UBND cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết nữa. Từ các quy định nêu trên thì khi không có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình thì chủ tịch UBND xã không được ra quyết định cấm tiếp xúc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Có được thu tiền dạy thêm đối với học sinh lớp cuối cấp ôn thi trong trường không?
- Ngày 18 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động tạm ứng tiền lương vào ngày 18 tháng 2 2025 âm lịch có bị tính lãi không?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?