Đưa hối lộ khi đăng ký thường trú bị phạt như thế nào? Tôi chuyển về sống với ông bà nội khi đi đăng ký thường trú do muốn đăng ký nhanh hơn nên có ý định đưa tiền cho cán bộ để được giúp đỡ, như vậy có được hay không? Nếu bị phát hiện thì tôi có bị xử phạt gì không?
Xin hỏi về câu từ "Chủ động khai báo trước khi bị phát giác" trong việc đưa hối lộ tại Khoản 7 Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 là gì?
Tôi là Nguyễn Thành Nam, tôi là tài xế lái xe đường dài Bắc-Nam, nhiều lần tôi thấy các anh em tài xế hối lộ tiền cho cảnh sát giao thông để không phải bị phạt về lỗi của họ, tôi muốn hỏi hành vi của các anh em tài xế như vậy nếu bị phát hiện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Ở Việt Nam thường có văn hóa tặng quà Tết cho cấp trên, tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc tặng quà lại dẫn đến nhiều rắc rối không nhỏ, ranh giới giữa phạm tội hối lộ và không phạm tội là rất mong manh. Cho hỏi: Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ? Mong sớm nhận được phản hồi, chân thành cảm ơn!
Tội đưa hối lộ theo Bộ luật hình sự 1985 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thư hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật hình sự Việt Nam qua các năm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi tội đưa hối lộ theo Bộ luật hình sự 1985 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!
Báo chí gần đây đăng thông tin vợ một trung tá công an ở TPHCM bị mất 500 triệu đồng để “lo” cho chồng khỏi bị kỷ luật do bị tố có con với người khác. Tuy nhiên, vị trung tá công an đã phải chịu kỷ luật, còn bà vợ thì không đòi được 500 triệu đồng nên đã đi tố cáo người nhận tiền. Người nhận tiền sau đó đã bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, song bà vợ trung tá công an cũng bị truy cứu về hành vi đưa hối lộ. Vụ việc đã kéo dài nhiều năm, TAND TPHCM đã nhiều lần trả hồ sơ đề nghị xem xét lại quy trình tố tụng trong việc khởi tố bà vợ trung tá công an. Từ vụ việc trên, câu hỏi được đặt ra là hành vi như thế nào thì bị coi là đưa hối lộ và nhận hối lộ. Trường hợp việc dùng tiền để lo lót, chạy chọt nhưng không có kết quả, người nhận tiền bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì người đưa tiền có bị coi là đưa hối lộ không? Trường hợp không xác định được người nhận hối lộ (người có thẩm quyền, khả năng giải quyết vụ việc - PV), thì người đưa tiền có bị xem xét trách nhiệm?
Trong nhiều vụ án, tôi chỉ thấy xử lý "quan tham" mà ít thấy phạt người đưa hối lộ, vì sao vậy trong khi có cả điều luật riêng về hành vi này?
Trong vụ án đưa nhận hối lộ, người đưa hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Trường hợp người đưa hối lộ đi tố cáo người nhận hối lộ thì thế nào?