Mặt khách quan của tội đưa hối lộ

Mặt khách quan của tội đưa hối lộ?

a) Hành vi khách quan
 
Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “đưa”. Nhưng biểu hiện của hành vi đưa hối lộ rất đa dạng. Có trường hợp người phạm tội trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp qua trung gian (người môi giới) để đưa hối lộ cho người nhận hối lộ dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt không trực tiếp đua hối lộ cho người nhận hối lộ cũng không qua trung gian mà tìm cách mua chuộc những người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn theo kiểu “mưa dầm thấm đất”; cũng có trường hợp người đưa hối lộ thông qua việc thanh toán hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, thông qua việc nộp thuế, nộp lệ phí để đưa hối lộ từ ít đến nhiều, rồi đến một lúc nào đó người đưa hối lộ mới yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình. Loại hình này rất phổ biến. Qua các vụ án Tân Trường Sanh, Anh Lâm, Mỹ Phượng, Trịnh Vĩnh Bình, Tamexco, Epco - Minh Phụng và đặc biệt là vụ án Năm Cam cho thấy một số cán bộ, công chức kể cả cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng bị những người phạm tội chuộc theo kiểu “mưa dầm thấm đất”. Do mất cảnh giác nên đã vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho kẻ phạm tội nghiêm trọng.
 
Khi xác định hành vi đưa hối lộ cần phân biệt với hành vi làm môi giới hối lộ trong trường hợp người đưa hối lộ không dùng tiền, tài sản của mình và mục đích đưa hối lộ cũng không đem lại lợi ích cho mình mà đem lại lợi ích cho người mà người đưa hối lộ yêu cầu. Ví dụ: trong vụ án Nam Cam, Trần Văn Thuyết (Thuyết trăm voi, Thuyết buôn vua) nhận tiền của Nam Nam để đưa hối lộ cho Trần Mai Hạnh, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam để Trần Mai Hạnh lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp thả Nam Cam đang bị tập trung cải tạo. Trong trường hợp này, nếu xem xét một cách máy móc thì Trần Văn Thuyết phạm tội làm môi giới hối lộ, nhưng căn cứ vào hành vi và các dấu hiệu của tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ thì hành vi của Thuyết là hành vi đưa hối lộ.
 
b) Hậu quả
 
Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu của hối lộ chưa đến 2 triệu đồng thì hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng phải là hậu quả nghiêm trọng.
 
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi đưa hối lộ là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức và những thiệt hại phi vật chất khác.
 
Hành vi đưa hối lộ gây ra hậu quả nghiêm trọng, được xác định như là một nguyên nhân gián tiếp. Tuy chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi đưa hối lộ gây ra, nhưng kham khảo hướng dẫn của liên ngành về các tội xâm phạm sở hữu, thì có thể coi hậu quả nghiêm trọng do hành vi đưa hối lộ gây ra là các thiệt hại đã nêu ở các phần trên.

Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại bao nhiêu tiền thì bị đi tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có phải là hành vi tham nhũng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội đào nhiệm theo điều 363 Bộ luật hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Đưa tiền để chạy việc có vi phạm gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Tham ô bao nhiêu tiền sẽ bị phạt tù?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận tiền để chạy việc cho người khác nhưng không làm được thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có truy cứu hành vi tham nhũng của người đã nghỉ hưu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về chức vụ
Thư Viện Pháp Luật
614 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về chức vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về chức vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào