Quy định về tội đưa hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 6 điều 289 bộ luật hình sự
Đối với hành vi đưa hối lộ, tuy cũng là hành vi phạm tội nguy hiểm và cũng bị trừng trị rất nghiêm khắc như đối với tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, đối với người bị ép buộc phải đưa hối lộ hoặc sau khi đưa hối lộ đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì chính sách hình sự đối với họ là rất khoan hồng. Vì vậy, khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự quy định “người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.
Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động trước khi bị phát giác là trường hợp trước khi đưa hối lộ, người có hành vi đưa hối lộ đã bị người nhận hối lộ hoặc bị người khác có hành vi ép buộc để người đưa hối lộ phải đưa hối lộ.
Hành vi ép buộc người khác phải đưa hối lộ là hành vi đe dọa để đưa hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt buộc người khác phải đưa hối lộ cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Người bị ép buộc không thể không đưa hối lộ, nếu không đưa thì chắc chắn quyền và lợi ích hợp pháp của mình không được bảo đảm thậm chí còn bị thiệt hại hơn, vì muốn được việc và biết đưa hối lộ là sai nhưng buộc phải đưa, vì bị ép buộc mà phải đưa chứ thực lòng không muốn làm như vậy. Người đưa hối lộ phải thật sự bị ép buộc nên phải đưa hối lộ mới được coi là không phạm tội, nếu mới có sự gợi ý, đòi hối lộ của người khác mà đã vội đưa hối lộ thì không được coi là không phạm tội.
Chủ động khai báo trước khi bị phát giác là trường hợp việc đưa hối lộ chưa bị phát giác (chưa ai biết gì) mà người đưa hối lộ đã tự mình viết đơn hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ mà mình thực hiện, tố cáo hành vi ép buộc của người nhận hối lộ. Nếu bị ép buộc phải đưa hối lộ và việc đưa hối lộ và nhận hối lộ đó đã bị phát hiện, thấy không có cách nào che giấu được hành vi phạm tội của mình nữa mới tố giác, thì dù người đưa hối lộ có chủ động khai báo cũng không được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Bị ép buộc và chủ động khai báo là hai điều kiện cần và đủ để được coi là không phạm tội, nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì người phạm tội vẫn bị coi là phạm tội đưa hối lộ. Tuy nhiên, người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Miễn trách nhiệm hình sự là hành vi đã cấu thành tội phạm nhưng do có tình tiết giảm nhẹ, đặc biệt là trước khi hành vi phạm tội bị phát giác đã khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình nên được miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp người phạm tội tự thú quy định tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự.
Có thể coi quy định tại khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa hối lộ, nên khi xác định trường hợp bị ép buộc cũng như việc chủ động khai báo của người đưa hối lộ phải thật chính xác, phải phù hợp với các tình tiết và diễn biến của vụ án.
Nếu được coi là không phạm tội đưa hối lộ thì người có hành vi đưa hối lộ được trả lại toàn bộ của hối lộ đã đưa, nếu được miễn trách nhiệm hình sự thì người có hành vi đưa hối lộ được trả lại một phần hoặc toàn bộ của hối lộ đã đưa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội phạm về chức vụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?