Dùng tiền chạy chọt nhưng không được việc có bị tội đưa hối lộ?

Báo chí gần đây đăng thông tin vợ một trung tá công an ở TPHCM bị mất 500 triệu đồng để “lo” cho chồng khỏi bị kỷ luật do bị tố có con với người khác. Tuy nhiên, vị trung tá công an đã phải chịu kỷ luật, còn bà vợ thì không đòi được 500 triệu đồng nên đã đi tố cáo người nhận tiền. Người nhận tiền sau đó đã bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, song bà vợ trung tá công an cũng bị truy cứu về hành vi đưa hối lộ. Vụ việc đã kéo dài nhiều năm, TAND TPHCM đã nhiều lần trả hồ sơ đề nghị xem xét lại quy trình tố tụng trong việc khởi tố bà vợ trung tá công an. Từ vụ việc trên, câu hỏi được đặt ra là hành vi như thế nào thì bị coi là đưa hối lộ và nhận hối lộ. Trường hợp việc dùng tiền để lo lót, chạy chọt nhưng không có kết quả, người nhận tiền bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì người đưa tiền có bị coi là đưa hối lộ không? Trường hợp không xác định được người nhận hối lộ (người có thẩm quyền, khả năng giải quyết vụ việc - PV), thì người đưa tiền có bị xem xét trách nhiệm?

Hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự 1999 tại Điều 289 - Tội đưa hối lộ và Điều 279 - Tội nhận hối lộ.

Có thể nói, hối lộ là tội gây khá nhiều tranh luận trong dư luận xã hội cũng như trên các phương tiện truyền thông khi đưa tin về tội danh này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu người nhận tiền, cầm tiền (chủ thể) không phải là người có chức vụ quyền hạn thì không thể coi họ phạm tội nhận hối lộ. Quan điểm này dựa trên cơ sở 4 yếu tố cấu thành tội phạm: chủ thể (con người), khách thể (quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ bằng luật), chủ quan (ý chí con người), khách quan (hành vi phạm tội của tội phạm), nếu thỏa mãn đầy đủ cả 4 yếu tố mới cấu thành tội (lý thuyết luật hình sự được nghiên cứu trong các trường đại học).

Quan điểm thứ hai cho rằng đây là loại tội phạm có cấu thành hình thức, tức là chỉ cần có hành vi khách quan là đủ không cần có thêm bất cứ yếu tố nào khác, không cần yếu tố khách thể có bị xâm hại hay không, còn đương nhiên yếu tố chủ thể và yếu tố chủ quan phải được thoả mãn.

Đối chiếu theo quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự có quy định: “Người nào đưa hối lộ mà...”, như vậy rõ ràng yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ ở đây đã rõ. Luật quy định chỉ cần có hành vi đưa, chứ không nêu đưa cho ai, có chức vụ hay không, chức vụ như thế nào, luật cũng không quy định có đưa đúng người hay không. Và cũng với lý do này mới có khái niệm “cấu thành hình thức”, tức là chỉ cần có hành vi là đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ. Đây cũng là quan điểm được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng, xem xét khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử.

Quay trở lại vụ việc được báo chí nêu, có thể thấy việc bà vợ một trung tá công an ở TPHCM đưa tiền nhờ người giúp chồng khỏi bị kỷ luật và cho ra khỏi ngành là đã có dấu hiệu tội phạm quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự, không may bà vợ đã bị người cầm tiền lừa đảo số tiền đó. Vì vậy, việc khởi tố người cầm tiền và người đưa tiền nói trên ít nhiều đều có cơ sở. Tuy nhiên, sau này các bị can, bị cáo đều thay đổi lời khai về mục đích của việc đưa tiền (nhằm thực hiện hợp đồng san lấp mặt bằng dự án khu dân cư - PV). Đây là lời khai mới khác hẳn với mục đích ban đầu. Lẽ tất nhiên việc thay đổi này có vẻ khiên cưỡng, tiền hậu bất nhất, nhưng trong trường hợp này vẫn cần có sự đánh giá thống nhất lời khai giữa bị can, bị cáo, người bị hại và người làm chứng thì mới thể hiện được tính logic và thống nhất của tội danh, việc xem xét trách nhiệm hình sự mới được coi là có căn cứ pháp luật.

Trong trường hợp làm rõ và xác minh các chứng cứ có liên quan về lời khai mới, làm rõ tính khách quan chân thực cũng như các chứng cứ mới đi kèm đánh giá pháp lý, đánh giá một cách tổng hợp nếu các lời khai mới, chứng cứ mới có căn cứ để có thể chấp nhận được, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể đình chỉ vụ án.

Lẽ tất nhiên, để kết luận việc các bị can có bị tiếp tục khởi tố, truy tố và xét xử hay không còn tuỳ thuộc vào việc điều tra lại và việc đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng./.

Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại bao nhiêu tiền thì bị đi tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có phải là hành vi tham nhũng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội đào nhiệm theo điều 363 Bộ luật hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Đưa tiền để chạy việc có vi phạm gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Tham ô bao nhiêu tiền sẽ bị phạt tù?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận tiền để chạy việc cho người khác nhưng không làm được thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có truy cứu hành vi tham nhũng của người đã nghỉ hưu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về chức vụ
Thư Viện Pháp Luật
333 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về chức vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về chức vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào