Xin chào LS! LS đọc bài báo sau và tu vấn cho em 1 số câu hỏi đc không!? (DVT.vn) - Tài sản của cựu chiến binh Phạm Xuân Trường bỗng nhiên trở thành "đất xã hội"... Tài sản của cựu chiến binh Phạm Xuân Trường bị người em tranh chấp đang giải quyết tại Toà án huyện Quảng Xương, bỗng nhiên "được" UBND xã Quảng Thịnh ký văn bản số 10 ngày 17/5/2011 lật ngược vấn đề, xác định thửa đất trên là "đất xã hội" (?!) nẫng tay trên tài sản của hai anh em...Vụ án thì đã bị tạm đình chỉ, còn việc khổ chủ khiếu nại công văn số 10 đến nay chỉ là "con kiến kiện củ khoai"... Thời chiến tranh chống Mỹ ác liệt, lần lượt cả ba anh em ông Phạm Xuân Trường (thôn Tiến Thọ, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu. Ngôi nhà và khu đất 1.000m2 của gia đình ông được chính quyền xã Quảng Thịnh cho Trường Văn hoá - Nghệ thuật tỉnh mượn làm lớp học. Khi đơn vị này trả lại đất thì xã và Hợp tác xã (HTX) cắt đất cho các xã viên san hộ ra ở. Năm 1977, rời quân ngũ trở về địa phương, được xã và HTX giao đất ở tại phía Nam cầu Quán Nam (thôn Tiến Thọ hiện nay). Năm 1996, ông Nguyễn Văn Bình (là em cùng mẹ khác cha với ông Trường) gặp khó khăn về nơi ở, được ông Trường cho mượn để ở nhờ ngôi nhà cấp 4 trên đất của ông Trường. Một thời gian sau, ông Bình tự ý dỡ nhà để làm nhà mới, ông Trường không đồng ý thì ông Bình nói là đã mua của ông Trường cả nhà và phần đất 60m2, mặc dù ông Bình không có một giấy tờ gì để chứng minh. Vì vậy, ông Trường đã khởi kiện ra Toà án huyện Quảng Xưởng để đòi lại nhà đất của mình. Tuy nhiên văn bản số 10 ngày 17/5/2011 của UBND xã Quảng Thịnh xác định nguồn gốc đất theo yêu cầu của Toà án lại cho rằng thửa đất ông Trường và ông Bình đang ở hiện tại là "đất xã hội" nên vụ án đã tạm đình chỉ.... Tìm hiểu sự việc, căn cứ các hồ sơ liên quan, từ năm 1977 ông Trường từ chiến trường trở về được giao 467m2 đất ở tại thôn Tiến Thọ đến nay, ông Trường có thêm 5 hồ sơ liên quan đến nguồn gốc đất. Trong đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) năm 1995 đất của ông Trường bị rút xuống còn 290m2 (gồm 200m2 đất ở và 90m2 đất vườn). Vì sổ đỏ này không căn cứ bản đồ địa chính và sổ mục kê năm 1994 ghi rõ thửa 92, tờ bản đồ số 3 là đất thổ cư của ông Trường, diện tích 806m2. Theo ông Trường trình bày là do ông khai phá thêm các hố bom và đất hoang xung quanh và việc làm sổ đỏ năm 1995 là do xã tự làm, ông không được ký tá một giấy tờ gì, ông cũng không bị lập biên bản chiếm đất hoặc được nhận tiền đền bù cho số đất bị để ra ngoài sổ đỏ. Khi nhận sổ đỏ ông có thắc mắc với cán bộ xã là tại sao sổ đỏ lại ghi thiếu rất nhiều diện tích đất của ông thì được trả lời là do chính sách đất đai quy định hạn mức nên không thể làm hơn? Do vậy việc làm sổ đỏ sai sự thật năm 1995 có dấu hiệu lợi dụng chức quyền của cán bộ xã lúc bấy giờ, làm thiệt hại quyền lợi công dân (?). Đến năm 2002, UBND xã Quảng Thịnh chỉnh lý bản đồ và sổ mục kê ông Trường chỉ còn 200m2 đất ở và 90m2 đất vườn nhằm mục đích "hợp pháp hoá" việc làm sổ đỏ sai sự thật năm 1995. Văn bản số 10 còn nêu: đất của ông Trường tại bản đồ và sổ mục kê năm 1994 có diện tích 806 m2 là sự nhầm lẫn trong quá trình lập hồ sơ; điều này hoàn toàn không có cơ sở, hơn nữa cấp xã chỉ có quyền kiến nghị còn hồ sơ địa chính năm 1994 chưa có cơ quan thẩm quyền nào bác bỏ nên vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, ông Trường có quyền khiếu nại lên các cấp chính quyền hoặc khởi kiện tại toà án để được cấp lại sổ đỏ đúng với diện tích đất ở là 806 m2. Tuy nhiên, qua thời gian biến động, thửa đất hiện tại của ông Trường (kể cả phần đất 60 m2 ông Bình ở nhờ và đang tranh chấp) chỉ có diện tích 378 m2. Do vậy, ông Trường chỉ có nguyện vọng đề nghị chính quyền công nhận cho ông diện tích đất ở là 378 m2 bởi diện tích đất này ông Trường đã sử dụng ổn định liên tục từ trước 15/10/1993, phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp. Yêu cầu này là chính đáng, phù hợp với NĐ84/2001 và NĐ69/2009. Vậy nhưng yêu cầu đó lại không được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết. Riêng diện tích 60m2 đang bị ông Bình tranh chấp và ông Trường đã khởi kiện ra toà án thì để toà giải quyết. Điều trớ trêu là văn bản số 10 của xã Quảng Thịnh trả lời toà án về nguồn gốc đất của ông Trường lại lật ngược vấn đề rằng: “Đất ở hiện tại của ông Trường và ông Bình (đang tranh chấp với ông Trường) là "đất xã hội"? Văn bản của xã dựa vào một số lý do không xác thực, trong đó có việc: Năm 1993 ông Trường bán đất ông đang ở rồi về sống tại khu đất ao thầu của HTX. Trong khi văn bản số 10 và các văn bản trả lời của xã không hề dẫn chứng ai là người mua đất, cũng không hề có biên bản ông Trường lấn chiếm đất thầu. Tại buổi làm việc với báo chí ngày 7/11/2011, ông Hoàng Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thịnh cũng thừa nhận chưa xác định được ông Trường bán đất ở cho ai. Chưa rao bán đất cho ai tức chưa xác định có hay không ông Trường đã bán đất của mình, vậy mà văn bản số 10 của UBND xã Quảng Thịnh lại cho rằng đất ông Trường ở hiện tại là đất xã hội! Thử hỏi: Đất của ông Trường được UBND xã và HTX cấp năm 1977, diện tích 467m2 "biến" đi đâu??? Rất mong chính quyền tỉnh Thanh Hoá và huyện Quảng Xương sớm giải nỗi oan này cho người dân. Vậy xin hỏi LS: - Gia đình Ông Trường có lại được diện tích đất ko? Hay phải dòi xã cấp cho diện tích đất khác = 806m2? - UBND xã làm thế có đúng ko? Có khiếu nại UBND xã đã ra công văn sai ko?
Xin chào LS, tôi có một vẫn đề liên quan đến đất đai cần nhờ LS tư vẫn giúp. Như sau (Tôi là bị đơn): Ban đầu (tháng 9 năm 2010) nguyên đơn khởi kiện là tranh chấp đất đai, khi thực hiện tố tụng thì thay đổi đơn khởi kiện chuyển sang chia thừa kế, tại bản án sơ thẩm chia thừa kế và có mời viện kiểm sát tham gia là sai nên tôi kháng cáo, sử phúc thầm (tháng 12 năm 2010) tuyên hủy bản án sơ thâm chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm sử lại từ đầu. Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ không giải quyết vụ án (Tháng 4 năm 2011), hết thời hạn kháng nghj nguyên đơn không có yêu cầu kháng nghị gì, sau đó một năm ( tháng 3 năm 2012) nguyên đơn có đơn thư gửi đến UBND xã yêu cầu tôi thực hiện theo bản án sơ thẩm. Được UBND xã chấp nhận tiếp nhận đơn và chuyển đơn lên cấp huyện xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, UBND huyện ra kết luận giao cho UBND xã thực hiện công việc xác minh lại, hòa giải. UBND xã tiến hành hòa giải không thành, kiến nghị lên UBND huyện và chuyển đơn ra tòa án cấp sơ thẩm. (hiện nay toàn bộ diện tích đất tôi đang sử dụng đã đem bán một phần và chia cho em). Như vậy: - UBND xã tiếp nhận đơn có đúng không?. - UBND huyện ra kết luận chỉ đạo UBND xã tiếp tục làm thủ tục xác minh, hòa giải có đúng không, vì sao?. - Tôi cần làm những việc gì để bảo vệ quyền lợi của tôi?.(đến tháng 8/2011 là hết thời hiệu khởi kiện về chia thừa kế). Xin cảm ơn.
Nhà tôi có cho nhà nước mượn nhà trước năm 1956, hợp đồng thuê là 6 năm nhưng sau 6 năm họ vẫn không trả. Và đến bây giờ nó đang là nhà ở trong tay 7 cán bộ. Tôi nên giải quyết thế nào đây
Đất nhà em là đất khai hoang, đã cất nhà và được cấp sổ hộ khẩu. năm 2000 ubnd có ra quyết định giải toả trắng và sẽ tái định cư. vậy cho em hỏi là như thế có được đền bù không ạ ? Và sổ hộ khẩu do em làm chủ hộ, vào khoảng năm 2006 2007 có cho 2 người bà con xa nhập sổ hộ khẩu vì lý do riêng. vậy những ngưươi này có thể tranh chấp khi ubnd bắt đầu tiến hành tái định cứ không ? Cảm ơn !
Kính chào quý Luật Sư, Ba mẹ tôi có mua 1 căn nhà - đã có sổ CQ, nhưng chưa sang tên cho ba mẹ tôi là chủ mới. Sau này có nhờ người sang tên giúp từ 03-2006. Từ đó đến nay người này cứ hứa hẹn hoài nhưng không làm được, cũng không trả lại giấy tờ cho chúng tôi. Vậy chúng tôi phải làm gì đây? Người này có cầm cố sổ CQ đc không? Tôi có thể xin cấp lại sổ mới không? Xin chân thành cảm ơn.
Bà cô chồng tôi muốn sang tên căn nhà bà đang ở tặng cho vợ chồng tôi vì bà không lập gia đình. Vậy thủ tục quy trình sang tên như thế nào, có mất lệ phí không? Nhà cô tôi ở vĩnh tuy, quận hai bà trưng, hà nội
Tôi có bìa đất có diện tích 495m2, nhưng khi khi xin trích lục bản đồ địa chính thửa đất thì diện tích mảnh đất của tôi lại là 775m2. Xin hỏi luật sư là với diện tích sai khác so với bìa và bản đồ địa chính thửa đất như vậy thì khi đền bù giải toả thì tôi được hưởng theo diện tích nào. Trong trường hợp tôi thế chấp mảnh đất ở ngân hàng và diện tích đất được thế chấp là 495m2 thì khi xảy ra tranh chấp ngân hàng được lấy 495m2 hay là 775m2
Vào năm 2009 Công ty TNHH Minh phúc được nhà nước cho thuê hơn 400 ha đất để thực hiện Dự án đầu tư sản xuất Nông lâm nghiệp, đến năm 2011 UBND tỉnh có chủ trương xây dựng công trình phúc lợi xã hội có một phần nằm trên đất Công ty TNHH Minh phúc, theo nguyên tắc đây là đất nhà nước cho thuê nên khi thu hồi không đền bù về đất, tuy vậy trong quá trình được nhà nước cho thuê 3 năm đầu công ty đã tiến hành một số nội dung đầu tư vào đất như: khai hoan đất để trồng cây cao su, làm đường lô trồng cây cao su...tất cả đều có biên bản nghiệm thu khối lượng công việc giữa công ty và đơn vị thi công. Như vậy công ty có được hỗ trợ tiền đầu tư vào đất hay không? Được hưởng lợi như thế nào? Cơ sở pháp lý để công ty được hưởng lợi?
Kính gởi: BHXH Đà Nẵng Xin nhờ trợ giúp tình huống sau: Tháng 5/2013 tôi có nhận con nuôi và đã được nhận trợ cấp từ ngày nhận đến khi con đủ 4 tháng tuổi (tháng 7/13). Đến tháng 8/13 tôi có tham gia BHXH và xin nghỉ việc vào cuối tháng. Tháng 11/2013 tôi bắt đầu tham gia BHXH tại Công ty mới. Nay được biết BHXH quyết định chi trả bổ sung 2 tháng cho trường hợp nhận nuôi con nuôi. Công ty trước đây hiện tạm đóng cửa và sắp phá sản. Xin được hỏi nếu tôi muốn được hưởng chế độ này thì phải cần làm những thủ tục nào. Xin cảm ơn sự hỗ trợ của Quý cơ quan.
Tôi có một căn nhà bị nhà nước thu hồi và bồi thường vào tháng 3/2004. Nhưng trước đó tôi có mua một mảnh vườn cây lâu năm để làm vườn. Sau khi bị thu hồi nhà tôi chuyển đến mảnh vườn này dựng căn lều để ở tạm chờ mua đất ở. Nhưng sau thấy không đủ tiền để mua đất ở mới nên 1 năm sau tôi xây nhà ở trên mảnh đất này ở. Tới năm 2011 mới làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tới nay khi nhà nước xét tái định cư thì trả lời là tại thời điểm bồi thường tôi đã có nơi ở khác ngoài vị trí bồi thường nên không được tái định cư . Theo tôi như vậy là không đúng. vì tôi chỉ có mảnh vườn ghi là Đất Cây Lâu Năm để trồng cây và ở tạm. Không thể coi là nơi ở được Tôi xin được hỏi chính nhà nước áp dụng với tôi như thế có đúng không? Đất cây lâu năm có thể được coi là nơi ở ổn định không?
Gia đình tôi có mua mảnh đất tại tổ 4 phường Xuân La quận Tây Hồ - Hà Nội cho con trai ở. Đóng thuế sử dụng đất ở từ năm 2011; diện tích đất là 60m2; trên đất có nhà cấp 4, diện tích 40m2. Tại đây đang có dự định lấy đất để xây dựng khu tái định cư. Vậy khi bị thu hồi đất, gia đình tôi được bồi thường như thế nào.
- Nhà tôi thuộc diện quy hoạch cửa dự án mở rộng nhạc viện huế tại tỉnh thừa thiên huế. Diện tích đất thổ cư nhà tôi trên 1500m2 diện tích đất nông ngiệp trên 3000m2. sau khi chấp nhận nhận tiền bồi thường về đất dù số tiền đền bù chưa thoả đáng nhưng chúng tôi không khiếu kiện vấn đề này. Đến lúc công đoạn bồi thường đất tái định cư cho chúng tôi thì trung tâm quỷ đất có giấy thông báo gia đình tôi chỉ được cấp 1 lô đất tại khu quy hoạch bàu vá ( cụ thể 95m2). Nhưng gia đình tôi gôm 3 thế hệ cụ thể nhà gồm 7 người cùng chung sống( gồm 1 mẹ già, vợ chồng tôi và 2 con trai). con tôi đả lập gia đình và có con đươc 2 năm nhưng khi đăng ký tách hộ năm 2012 thì thành phố không cho vì với lý do đất nằm trong diện quy hoạch. Nay trung tâm phát triển đất đai tỉnh thừa thiên huế lại có văn bản chỉ cấp cho cũng tôi 1 lô đất căn cứ khoản 1 điều 35 quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 của UBND tỉnh TT Huế, nhưng xét theo quyết định số 18/QD-UBND thì gia định chúng tối thuộcthuộc khoản 2 và cả khoản 3 điều 35 quyế định số 18/QD-UBND. Tức là chúng tôi phải được cấp ít nhất 2 lô đất. Nay xin hỏi luật sư những điều trung tâm quỷ đất làm trên có đúng không và nếu tôi muốn khiếu nại thì nạp đơn ở đâu và trình tự giải quyết khiếu nại ra sao?