Tuổi của vàng là gì? Vàng 24K, 22K, 20K, 18K, 14K bao nhiêu tuổi?
Tuổi của vàng là gì? Vàng 24K, 22K, 20K, 18K, 14K bao nhiêu tuổi?
Tuổi của vàng là một thuật ngữ có thể hiểu như đơn vị đo độ tinh khiết của vàng và được tính theo thang độ Karat (K). Người ta quy ước vàng tinh khiết (99,99%) là vàng 10 tuổi, tương ứng với 24K. Số K càng nhỏ thì hàm lượng vàng nguyên chất càng thấp.
Đồng thời, căn cứ theo Tiểu mục 2.11 Mục 2 TCVN7054:2014 có nêu cụ thể như sau:
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
[....]
2.10
Kara (Karat)
Số phần của vàng (tính theo khối lượng) trong hai mươi bốn (24) phần của hợp kim vàng, được ký hiệu là K.
2.11
Độ tinh khiết (Fineness)
Số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong một nghìn (1000) phần của hợp kim vàng.
CHÚ THÍCH: Theo tập quán của người Việt, nghề kim hoàn có quy ước hàm lượng vàng theo tuổi như sau:
Vàng 24K là vàng 10 tuổi.
Vàng 22K là vàng 9,2 tuổi.
Vàng 20K là vàng 8,33 tuổi.
Vàng 18K là vàng 7,5 tuổi.
Vàng 14K là vàng 5,83 tuổi
Như vậy, Vàng 24K, 22K, 20K, 18K, 14K có số tuổi tương ứng như sau:
- Vàng 24K là vàng 10 tuổi.
- Vàng 22K là vàng 9,2 tuổi.
- Vàng 20K là vàng 8,33 tuổi.
- Vàng 18K là vàng 7,5 tuổi.
- Vàng 14K là vàng 5,83 tuổi
* Trên đây là thông tin Tuổi của vàng là gì? Vàng 24K, 22K, 20K, 18K, 14K bao nhiêu tuổi?
Tuổi của vàng là gì? Vàng 24K, 22K, 20K, 18K, 14K bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động kinh doanh vàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 16. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
[....]
Như vậy, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động kinh doanh vàng như sau:
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP
+ Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
+ Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
+ Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
+ Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
+ Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
07 hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng hiện nay?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định 07 hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
- Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
- Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
- Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
- Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết số 18 NQ TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là Nghị quyết gì?
- Tải về Mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải áp dụng từ 1/1/2025?
- Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
- Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?