Tôi là mẹ liệt sỹ, hiện nay tôi đang sống trong ngôi nhà xuống cấp và có nguy cơ sụp đổ. Được biết quyết định 22 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng về nhà ở. Tôi đã làm đơn đề nghị gửi phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện quan tâm xem xét hỗ chợ kinh phí để tôi xây dựng mới ngôi nhà của mình từ năm 2013. Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay là tháng 7/2014 tôi nhận được câu trả lời của UBND huyện là, “Đến nay sở xây dựng thành phố - là cơ quan chủ trì chưa có văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện”: Vậy tôi xin hỏi câu trả lời của UBND huyện như vậy có đúng không. Trân trọng cảm ơn.
Người hỏi: Bùi Văn Khoa ( 14:26 15/07/2014)
Xin hỏi một vấn đề như sau: Bố tôi là thương binh 3/4 suy giảm khả năng lao động là 47%, về hoàn cảnh nhà ở là hư hỏng nặng, dột lát, xuống cấp tháng 4/2014 phá đi đang xây dựng lại mới, hiện đang xây dựng dở rang. Xin hỏi bố tôi bây giờ làm thủ tục làm đơn xin hỗ trợ xây dựng nhà mới đối với người có công có được không, nếu được thì thủ tục như thế nào, trình tự ra sao. (Xin được nói thêm là nhà tôi từ trước tới giờ chưa được nhà nước hỗ trợ gì về nhà ở đất ở)
Người hỏi: Nguyễn Thị Hương ( 04:08 27/05/2014)
Tôi đang làm việc tại 1 doanh nghiệp tư nhân và đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) tại UBND phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Tháng 3/2015, tôi làm hồ sơ mua nhà ở xã hội tại Dự án Ecohome 2 phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô làm Chủ đầu tư. Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, trong hồ sơ tôi phải có Giấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân theo Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng.
Nhưng hồ sơ của tôi không đạt đủ điểm để mua nhà ở xã hội tại Dự án này nên tôi đã rút hồ sơ để mua nhà thương mại theo gói 30.000 tỷ đồng. Khi đó, mẫu Giấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân lại theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng.
Hiện tôi đã ký hợp đồng mua nhà với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Chi nhánh Tây Hà Nội và đóng 30% giá trị hợp đồng. Phía ngân hàng yêu cầu tôi xin lại Giấy xác nhận theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD nhưng UBND phường Minh Khai không cấp lại với lý do Giấy xác nhận trên chỉ cấp 1 lần. Do đó, hồ sơ của tôi không thể hoàn thiện được. Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tháo gỡ vấn đề trên để tôi hoàn thiện hồ sơ mua nhà.
Hiện tại tôi đang gặp khó khăn trong việc xác định tổng chi phí bảo trì để đưa vào tính giá cho thuê nhà công vụ. Xin Bộ Xây dựng vui lòng hướng dẫn cụ thể như sau:
Tại khoản 3 điều 11của Thông tư số 01/2014/TT-BXD ngày 16/01/2014 của Bộ Xây dựng có hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà công vụ, trong công thức có yêu cầu phải xác định được chi phí "Bt" là tổng chi phí bảo trì nhà chung cư bình quân (đồng/năm).
Tại điểm b, khoản 2, điều 11của Thông tư số 01/2014/TT-BXD qui định: "chi phí bảo trì là toàn bộ chi phí cho việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì chất lượng của nhà ở công vụ; chi phí cho công tác bảo trì công trình do chủ đầu tư tính toán, xác định trên cơ sở quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập."
Tôi đang gặp khó khăn là: Phần quy trình bảo trì do tư vấn lập thì đã có rồi, có nêu cấu kiện nào sau thời gian bao lâu sẽ sửa chữa định kỳ hay thường xuyên phải sửa bộ phận nào của công trình.
Như vậy tổng chi phí bảo trì để đưa vào tính giá phải xác định như thế nào?
Ví dụ: Qui trình bảo trì nêu: công trình có niên hạn sử dụng 25 năm, phần mái tole phải thường xuyên thay mới 5 năm một lần. Như vậy dự toán cho chi phí bảo trì để tính giá cho thuê có phải tính cho 5 lần thay mái (chi phí được lập tại thời điểm tính dự toán) có tính trượt giá đến 25 năm sau? Còn phần chi phí sửa chữa đột xuất thì làm sao biết được mà đưa vào tính giá cho thuê nhà công vụ hay phải dự kiến hoặc lập dự toán bảo trì hàng năm và hàng năm sẽ điều chỉnh giá cho thuê nhà công vụ?
Theo phản ánh của ông Nguyễn Đức Quý (email: nguyenducquy308@...), thương binh hạng 2/4, hiện gia đình ông đang tiến hành sửa chữa nhà ở do bị hư hỏng nặng. Ông vừa được biết đến chính sách hỗ trợ người có công xây, sửa nhà ở. Tuy nhiên, chính sách mới này đến ngày 15/6/2013 mới có hiệu lực thi hành. Ông Quý băn khoăn liệu trường hợp này gia đình ông có được hỗ trợ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không?
Tương tự, bà Võ Thị Kim Quy (email: nhanvothanh@...) là con liệt sỹ. Gia đình bà cũng đang chuẩn bị xây nhà mới bởi nhà ở hiện tại đã dột nát không ở được trong mùa mưa tới.
“Tôi đã được tham khảo quy định mới về việc hỗ trợ xây sửa nhà ở cho hộ gia đình có công. Chúng tôi rất mong được hỗ trợ 40.000.000 đ như quy định để xây nhà vì gia đình chúng tôi đang phải vay mượn tiền để làm nhà”.
Tuy nhiên, theo bà Quy được biết, đến ngày 15/6, chính sách này mới có hiệu lực, đồng thời phải chờ hướng dẫn của các đơn vị chức năng. Bà Quy hỏi, nếu bà tiếp tục xây nhà như dự kiến, thì sau này bà có được hỗ trợ nữa không?
Gia đình ông Đỗ Văn Ngân (email: ngandv@...) đang thờ cúng bác ruột là liệt sỹ. Ông Ngân muốn được biết gia đình có được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không?
Theo phản ánh của ông Nguyễn Trung Chính (email: trungchinhva@...), bố ông thuộc đội quân tình nguyện Việt Nam sang giúp nước bạn Lào từ năm 1971 - 1979. Khi phục viên do nhà cháy mất hết giấy tờ gốc, bố ông có đề nghị và đã được cấp lại quyết định phục viên, nhưng chỉ còn bản sao.
Vừa qua, được biết có chính sách hỗ trợ sửa chữa và xây mới nhà ở, ông có tham khảo ý kiến của đơn vị thực hiện chính sách tại địa phương về trường hợp của bố ông nhưng được cán bộ trả lời, bản sao quyết định phục viên không có hiệu lực, nên gia đình ông không thuộc đối tượng được hỗ trợ xây sửa nhà. Ông Chính thắc mắc, cán bộ trả lời như vậy có đúng không?
Theo phản ánh của bà Hồ Ngọc Thu (email: hoadao5982@...) bố bà là người có công với cách mạng, được trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Hiện nay bố bà đã chết, mẹ bà không có lương, chỉ có khoản tiền tuất hàng tháng. Vậy, gia đình bà có được hỗ trợ sửa chữa nhà ở theo chính sách mới ban hành không?
Còn bà Vũ Phương (email: phuongmocaynam@...) muốn được biết trường hợp một gia đình có chồng và con là liệt sỹ, chưa được hỗ trợ về nhà ở. Nay, người thờ cúng đã qua đời, các con còn lại tiếp tục thờ cúng liệt sỹ. Vậy, người thờ cúng liệt sỹ hiện nay đang gặp khó khăn về nhà ở thì có được hỗ trợ theo chính sách mới này không?
Thưa Luật sư tôi muốn hỏi một vấn đề về đất đai như sau:
Nguyên mảnh đất của gia đình chúng tôi phía trước giáp với ruộng, phía sau giáp với đê ngập mặn, gia đình tôi được cấp sổ đỏ vào năm 1996 lúc đó cán bộ chỉ nói bao nhiêu mét vuông để ghi chứ không trực tiếp đo đạc và cấp sổ đỏ cho gia đình chúng tôi.
Trong khi đó thì phần diện tích đất này lớn hơn so với diện tích đã được cấp và trong sổ đỏ cũng ghi rõ là chưa kiểm tra.Vào năm 1998 tôi có cho chị ruột tôi phần đất phía sau để xây nhà và ở cho đến nay.
Vào năm 2000 chị tôi có cho em tôi phần đất còn lại giáp với đê ngăn mặn để dựng chuồng bò và nuôi cho đến nay. Do nhu cầu chăn nuôi nên vào tháng 10/2014 chị và em tôi có hút cát lên mảnh đất để xây dựng nền móng để xây dựng nhà để ở do nhà xây năm 1998 cũ hư nên chị tôi xây dựng nền móng kế nhà cũ và gần với đê và xây chuồng bò.
Nhưng đến cuối tháng 10 thì UBND xã ra và lập biên bản đề nghị tháo dỡ phần móng nhà và phần chuồng bò. Gia đình tôi lúc đầu không hiểu rằng tại sao phần đất mình xây dựng móng nhà là không được phép.
Cán bộ UBND lý giải là gia đình tôi không được xây dựng các công trình gì gần đê điều và cách chân đê ít nhất là 4m trong khi đó gia đình tôi đã xây dựng chồng bò từ năm 2000 đến nay nhưng không thấy UBND có ý kiến nhưng sao giờ lại ra lập biên bản và bắt buộc chúng tôi phải tháo dỡ và gia đình tôi chấp nhận tháo dỡ chuồng bò và phần móng.
Nhưng trong biên bản lập ghi là gia đình tôi có hành vi lấn chiếm đất đai.Vậy Luật sư cho tôi hỏi như vậy là gia đình tôi có phải vi phạm lấn chiến đất đai không? Xin chân thành cảm ơn!
Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, khó khăn tại địa phương. Nghe thông tin báo đài, tôi được biết Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo. Tôi muốn hỏi, theo luật pháp hiện nay, đối tượng được hỗ trợ nhà ở phải đảm bảo các điều kiện gì và thủ tục xin cấp nhà ở như thế nào?
Ông A là lão thành cách mạng, hoạt động trước tháng 8/1945, ở nhà của cơ quan nhà nước phân. Sau đó, cơ quan đã lấy lại nhà, đền bù cho ông bằng cách cấp 1 căn hộ khác. Nhưng ông đã chọn phương án nhận 1 khoản tiền tương đương giá trị căn nhà của ông ( theo định giá đền bù của nhà nước). Nay, ông đang đi ở nhờ. Ông có thể trả lại khoản tiền mà cơ quan ông đã đền bù cho nhà nước để nhận được nhà theo hỗ trợ của quyết định 20/2000/QĐ-TTg về hỗ trợ người hoạt động cách mạng cải thiện nhà ở được hay không?
giải đáp thắc mắc về quyền lợi của diện thu hút và quy định thuê/cấp chung cư giá rẻ, người thuộc diện thu hút không có nhà ở Đà Nẵng sẽ được cấp chung cư trong vòng 5 năm, tuy nhiên bên Sở Lao động Thương binh và Xã hội lại chỉ giải quyết cho những người diện thu hút có gia đình và con nhỏ.
Gia đình tôi có trong danh sách được hỗ trợ nhà ở nhưng đã gần hai năm mà vẫn chưa nhận được, vì xã thông báo gia đình tôi thuộc nhóm cuối cùng. Sắp tới mùa bão tôi rất lo lắng về nhà ở. Nay xin luật gia nói rõ hơn về đối tượng được hưởng chính sách này?
Ông Lê Ngọc Thông có 2 anh ruột là liệt sĩ, khi hy sinh 2 anh chưa có vợ con, nay cha mẹ đã chết, ông Thông là người duy nhất thờ cúng 2 liệt sĩ. Hiện căn nhà ông Thông thờ cúng 2 liệt sĩ và cha mẹ đã dột nát, hư hỏng hoàn toàn.
Ông Thông muốn được biết trường hợp gia đình ông có được hỗ trợ nhà ở đối với thân nhân liệt sỹ không?
Hiện nay một số hộ dân chúng tôi thuộc diện buộc phải di dời nhà ở vùng tránh lũ có nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà ở. Nay tôi muốn nắm rõ hơn chính sách ưu đãi của Nhà nước về vay vốn được quy định ở văn bản nào?
Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, có 4 nhân khẩu, việc làm không ổn định. Nay nhà ở đã xuống cấp, hư hỏng, dột nhiều nơi. Vậy, gia đình tôi có được xem xét hỗ trợ nhà ở không?
Việc thực hiện bán, cho thuê mua nhà ở nhà hội được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện theo quy định thì bị xử lý như thế nào?
Tôi là thương binh, hiện đang được Nhà nước trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Hiện nay, Nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở, vậy cho tôi hỏi, mức hỗ trợ như thế nào?
Hiện nay ở địa phương tôi đang thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Trong năm 2009 đã có một số hộ được hỗ trợ và gia đình họ đã có chỗ ở, yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống. Nhưng tôi còn thấy việc hỗ trợ này chưa được nhiều vì phần lớn hộ dân quê tôi còn quá nghèo cần được Nhà nước phải hỗ trợ thêm để thoát nghèo. Việc vay vốn thì nhiều người đủ tiêu chuẩn được vay nhưng cũng chưa vay được nên không có vốn để đầu tư trồng cây, chăn nuôi, nên nghèo vẫn nghèo. Nay xin luật sư nói rõ hơn về chính sách này, và năm tới Nhà nước có tiếp tục hỗ trợ cho hộ nghèo không?
Ở quê tôi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình nghèo để cải thiện nhà ở nhưng quá trình thực hiện chúng tôi thấy có những việc thực hiện không công bằng, công khai, gây bất bình trong nhân dân. Chúng tôi rất muốn biết các quy định cụ thể của Nhà nước về vấn đề bình xét hộ nghèo, những hộ đồng bào khó khăn đã được hỗ trợ về đất rồi thì có được xét duyệt hỗ trợ tiếp theo quyết định này nữa không; cách thức thực hiện việc bình xét duyệt danh sách cho các hộ nghèo, việc cấp vốn, việc giám sát thực hiện xây nhà được thực hiện như thế nào? Mong luật sư chỉ dẫn cụ thể.