Thừa kế

Thừa kế đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Thừa kế đất đai

Em họ em sinh năm 1997 năm nay chưa đủ 18t, gia đình gồm bố mẹ và 1người chị cùng mẹ khác cha, trước khi lấy bác trai bác gái đã có gia đình và 1 con gái nhưng sống ơr trại trẻ mồ côi đến năm 18t mới dọn về nhà bác em ở,nhà có tài sản là 1 mảnh đất hương hỏa 36m2 mang tên bác trai và đất đền bù nông nghiệp 85m2 được xây dựng nhà theo tiêu chuẩn chia cho bác trai+em em+ 5m2 của bác gái, đến nay bác em sắp mất,bác gái muốn chia cho cả con riêng đất nhưng gia đình bên nội không đồng ý,bảo lập di chúc cho toàn bộ con đẻ thì bác gái kêu sẽ kiện và k chăm sóc bác trai,nhà em phải làm thế nào để con đẻ của bác được hưởng toàn bộ tài sản của bác

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai thừa kế

Hiện tại gia đình tôi có một mảnh đất của cụ nội để lại và vẫn mang tên chủ sở hữu là cụ ông và cụ sinh ra 5 người con trai và 2 người con gái, nhưng cụ ông mất năm 1996, Sau khi cụ ông mất thì Cụ bà có nói sau này sẽ để lại mảnh đất cho người con út nhưng không lập thành văn bản. Sau khi cụ bà mất vào năm 2008 thì ngôi nhà của 2 cụ đã bị dỡ, do việc thờ cúng của các cụ ông con trai cả không có trách nhiệm gì nên hiện ông út ( còn sống) muốn về xây ngôi nhà trên nền đất của các cụ để lại nhưng bị vấp phải tranh chấp của ông con trai cả, ông cả muốn lấy hết số đất của các cụ để lại, trong khi chủ sở hữu đất vẫn là mang tên cụ ông, vậy các Luật sư cho hỏi nếu mang ra pháp luật thì tranh chấp sẽ giải quyết như thế nào, xin cảm ơn

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai thừa kế.

Tôi xin trình bày vấn đề như sau:   Ông bà A sinh được 8 người con. Người con thứ 3 là giáo viên hiện đã nghỉ hưu. Năm 1994, bà H có 1 số vốn và mua 1 mảnh đất tại Long Xuyên, An Giang với diện tích 400m2. Tuy nhiên, vì chưa lập gia đình và ở cùng với bố mẹ đẻ nên bà H lấy tên bố mẹ đứng tên trong sổ đỏ của mảnh đất. Năm 1997, cả hai bố mẹ của bà H đều qua đời. Vì sổ đỏ đứng tên bố mẹ mà lại không có di chúc nên mảnh đất được đem ra chia đều cho 8 người con với diện tích 50m2/ 1 người theo quyền thừa kế. Sau khi phiên tòa xét xử quyền thừa kế kết thúc năm 1997, 3 trong số 8 người con đã làm giấy xác nhận "cho" lại người con thứ 3 mảnh đất mình được thừa kế từ bố mẹ (vì biết mảnh đất do người con thứ 3 bỏ tiền ra mua). Ba mảnh đất  với diện tích 150m2 sau khi cho đã có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sang nhượng tài sản. Trong giấy tờ sang nhượng có mục "tự nguyện sang nhượng, cho lại bà H  mảnh đất mag họ được thừa kế một cách tự nguyện; không tranh chấp về sau".  Sau khi được sang nhượng diện tích 150m2 đất và cùng với 50 m2 đất của mình được thừa kế, bà H đã đi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1999, hoàn tất hồ sơ và được cấp sổ đỏ đứng tên bà H do phó chủ tịch UBND huyện Long Xuyên ký. Năm 2000, mảnh đất đó được bán đi cho một hộ gia đình. Năm 2002, vì lý do đất lên giá nên cả 3 người con đồng thừa kế đã đòi lại mảnh đất đã cho và tranh chấp xảy ra. Tranh chấp được giải quyết tại tòa án nhân dân huyện Long Xuyên và sau đó là tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Tuy nhiên, dù đầy đủ giấy tờ pháp lý nhưng trong phiên tòa, bên bị đơn (người con thứ 3) lại buộc phải hoàn trả 3 mảnh đất đã được nhận??? và nhận được thông báo từ tòa án: "Bản án không được kháng án"???   Sau khi kết hôn với người chồng, bà (người con thứ 3) theo về nhà chồng và sống trên mảnh đất của người chồng (trước năm 2002).  Mảnh đất này được 1 người chú bên chồng cho và có làm giấy xác nhận sang nhượng quyền sử dụng đất, công chứng tại UBND xã X. Tuy nhiên, sau phiên tòa xét xử năm 2002 thì TAND tỉnh An Giang lại tuyên bố sẽ cưỡng chế mảnh đất mà hai vợ chồng bà đang sinh sống nếu không hoàn lại số tiền đã bán 3 mảnh đất với tổng diện tích 150m2 mà bà H đã nhận được từ anh chị mình. Từ 2002 đến nay xảy ra 2 lần cưỡng chế thi hành án nhưng không thành. Đến nay, bản án tuyên năm 2002 gần được 10 năm và qua ngần ấy năm, bà H gửi đơn đến các cơ quan tòa án nhân dân cấp cao hơn nhưng không nhận được phản hồi.  Vậy mong các luật sư tư vấn giúp tôi: - Tại sao TAND tỉnh An Giang lại có quyết định kỳ lạ như vậy trong khi bà H có đầy đủ giấy tờ xác nhận đã được cho 150 m2 đất? - Sự cưỡng chế thi hành án trên mảnh đất của vợ chồng bà H hiện đang sống là có đúng hay không? - Bản án năm 2002 đến nay chưa hết thời hạn 10 năm, vậy có được kháng án hay không? Nếu có thì kháng án lên TAND cấp nào? - Nếu có thể mong luật sư hướng dẫn giúp trình tự kháng án như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai thừa kế như thế nào?

Chào luật sư, gia đình tôi hiện nay đang ở trên đất của ông cha để lại là 360 m2 trong khi đó bố tôi đã cho vợ chông tôi 275 m2 và sổ đỏ được cấp vào năm 1990 đồng thời lúc đó bố tôi mới 50 tuổi được cho là độ tuổi minh mẫn nhất để viết di trúc. Bố tôi đẻ 5 người con tôi là thứ 2 và hiện nay bố tôi đã mất chỉ còn lại mẹ tôi. Khi bố tôi mất đi thì 4 người con kia không biết bố tôi đã cho tôi 275 m2 bây giờ họ bảo mẹ tôi đứng lên kiện gia đình tôi và muốn đòi lại tất 275 m2 để chia làm 5. Xin hỏi luật sư trường hợp như của tôi thì 4 người kia có đòi lại đất được không? Và tôi phải làm sao để có thể giữ được mảnh đất cho mình.

Hỏi đáp pháp luật Hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế, di chúc có còn hiệu lực?

Cha mẹ tôi có thửa đất mua năm 1977, đã làm nhà ở. Tôi ở chung với cha mẹ. Cha mẹ tôi lần lượt qua đời năm 2000 và 2004, có di chúc để lại nhà đất này cho vợ chồng tôi. Vừa rồi, tôi làm thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận nhưng trong số anh chị em có người không đồng ý nên chưa làm được. Xin cho biết tại sao không thể cấp sổ khi cha mẹ đã di chúc cho tôi?

Hỏi đáp pháp luật Có được hưởng thừa kế khi người chết không để lại di chúc
Thưa Các Anh,Chị Luật Sư. Em có 1 vấn đề liên quan đến quyền thừa kế, mong các anh chị tư vấn giúp em. Chuyện là Ông Ngoại em mất năm 1981 và có để lại 1 miếng đất nhưng không có di chúc cho các người con. Ông em có tất cả là 7 người con trong đó có Mẹ em, vì hoàn cảnh cuộc sống nên những người con trong đó có Mẹ em phải đi lấy chồng và sinh sống nơi khác nên không thể ở đó nữa, Cậu em vẫn ở trên miếng đất đó để trông giữ hương hỏa cho Ông Bà. Và hiện nay Cậu em đã có sổ đứng tên quyền sử dụng đất trong khi Mẹ em không hay biết gì, qua 1 số lời khuyên của bà con nên Mẹ em có đề cập đến việc phân chia miếng đất cho các anh chị em (do Cha Mẹ để lại, khi mất không có di chúc cho ai) thì người Cậu tỏ thái độ từ chối và có nói "đất đã ra giấy do Cậu đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Cậu em, thời gian đã quá lâu có đi thưa cũng vô ích". Em xin hỏi như vậy Mẹ em có thể đưa ra tòa để đòi lại phần tài sản do Ông, Bà để lại hay không? Vì 1 phần tình nghĩa anh,em nên sự việc đã quá lâu không biết sẽ như thế nào! Em mong Anh,Chị có thể tư vấn giúp em, nếu có điều gì còn thiếu sót để có thể trả lời Anh,Chị có thể hỏi để em cung cấp cho đầy đủ. Em xin cảm ơn và mong hồi âm.
Hỏi đáp pháp luật Di chúc phân chia hiện vật, người thừa kế nhận hiện vật

Ba tôi qua đời có để lại di chúc phân chia tài sản cho tất cả anh, chị, em chúng tôi. Trong đó, có người được phân cho đất ruộng, có người căn nhà, riêng tôi được phân một số tài sản. Nhưng thực tế, thời điểm này tài sản đó đã cũ so giá trị, không bằng nhà và đất. Tôi có thể yêu cầu bán tất cả để chia đều không?

Hỏi đáp pháp luật Hòa giải về thừa kế di sản theo di chúc,

Tôi cư ngụ tại Phường 2, Quận 5, TP. HCM. Do anh em trong gia đình không đồng ý di chúc của Cha tôi để lại nên tôi có nộp đơn đề nghị UBND Phường hòa giải, tuy nhiên tư pháp phường không nhận dơn hòa giải của tôi và cũng không đồng ý trả lời bằng công văn việc từ chối này. Tôi có giải thích việc đề nghị hòa giải này để địa phương giải thích cho anh chi tôi biết và hiểu áp dụng đúng theo pháp luật nhà nước. Trường hợp không thành thì cũng có biên bản làm cơ sở về sau nhờ đến tòa án giải quyết tranh chấp. Theo giải thích của phường thì sự việc này quá rõ ràng, di chúc đúng theo pháp luật , phường không có gì phải hòa giải và không lập biên bản. Nếu tòa an cần thì gửi văn bản yêu cầu về phường thì phường sẽ trả lời bằng công văn. Vậy mong luật sư cho ý kiến và hướng dẫn giúp tôi phải làm thế nào !!!!

Hỏi đáp pháp luật Xin tư vấn luật thừa kế không di chúc.

Cháu tên là Lê Thị Luyến hiện đang là sinh viên năm tư _ Đại học Ngoại Ngữ Huế.  Gia đình cháu có một số thắc mắc về luật thừa kế không di chúc, mong luật sư giải đáp cho gia đình cháu. Hiện gia đình  đang sống trên mảnh đất của Ông Bà nội để lại, đã xây dựng nhà cửa. Ông nội cháu có hai vợ: _ Một đó là bà Nội cháu hiện đã qua đời.                                         _ Hai là Bà nội kế: hiện đang sinh sống ở Nghệ An. (cả hai bà đều là vợ hợp pháp của ông nội) Ông nội có 3 người con trai: 1 chú ở Nghệ An,1 chú ở Huế và ba của cháu. 2 chú đã có nhà ở và đất đai cố định còn ba mẹ cháu sống trên phần đất của ông bà để lại. Ba mẹ cháu kết hôn vào năm 1979. ba mẹ cháu xây nhà trên đất của ông nội để lại  đã  20 năm. Giấy sử dụng đất hiện ba cháu đang cất giữ mang tên của ông nội.( giấy sử dụng đất này được cấp vào năm 1991) Ông nội của cháu qua đời vào năm 1991 và không để lại di chúc. từ năm 1991 đến nay  không có bất cứ thành viên nào thắc mắc về đất đai ông nội để lại. Nhưng nay, người chú ở huế muốn chia đất của ông nội để lại( tức mảnhđất gia đình cháu đang sống),và xảy ra tranh chấp. Vậy nếu giải quyết theo luật thừa kế không di chúc thì như thế nào????? Mong Luật Sư giải đáp thắc mắc giúp gia đình cháu. Xin chân thành cám ơn!!!

Hỏi đáp pháp luật Quyền thừa kế sau khi đã có di chúc!

Bố tôi và anh trai tôi hiện đang đứng tên 1 căn nhà. Mẹ tôi đang ở với chị gái tôi và không đứng tên bất cứ tài sản nào cả. Bố Mẹ tôi có hôn thú hợp pháp. Nay, anh trai tôi chuyển công tác sang T.Phố khác sinh sống nên lo ngại việc Bố phải ở một mình. Anh trai tôi và Bố cùng đồng ý thoả thuận bán căn nhà hiện tại, đưa một nửa số tiền bán nhà cho tôi. Tôi sẽ nhập với số tiền hiện có của mình để mua căn nhà có giá trị gấp 4 lần giá trị số tiền Bố đưa. Tuy nhiên, Bố yêu cầu được quyền đứng tên căn nhà cùng với vợ chồng tôi và cam kết sẽ viết tờ di chúc "Sau khi Bố mất, phần tài sản đứng tên trong căn nhà mới mua này của Bố sẽ thuộc về các con". Nhưng, chồng tôi không đồng ý, vì Bố tôi có 7 người con, mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau. Nếu sau này Bố tôi thay đổi ý định, viết lại tờ di chúc hoặc các anh em còn lại đòi quyền thừa kế thì vợ chồng tôi sẽ gặp rắc rối với căn nhà mà phần lớn giá trị là do chúng tôi bỏ tiền mua. Xin hỏi Luật sư: 1. Bố tôi có quyền đơn phương viết di chúc (nếu đứng tên một phần trong căn nhà mới mua), khi Mẹ tôi vẫn còn sống? 2. Bố tôi có quyền thay đổi tờ di chúc sau này không? Có loại di chúc "một chiều" nào không được phép thay đổi nội dung không? 3. Nếu tôi có tờ di chúc hợp pháp, sau này Bố mất, hoặc Mẹ mất, anh em trong gia đình có quyền tranh chấp phần tài sản này không?  4. Nếu Bố mất, và không ai tranh chấp, thủ tục chuyển đổi Chủ quyền nhà cho vợ chồng tôi có phức tạp không? Có cần chữ ký của Mẹ hoặc các anh chị em trong gia đình không? Rất mong sự phản hồi của quý Luật sư.

Hỏi đáp pháp luật Quyền thừa kế đất đai do ông nội di chúc cho cháu nội

Chào luật sư  Tôi muốn hỏi luật sư về quyền thừa kế như sau : Ông nội tôi có 1 mảnh đất có diện tích là 280m2 đứng tên ông nội tôi. Ông nội tôi chỉ có Bố tôi là con trai và có 4 cô, mà bố tôi đã có đất ở rồi. Năm 1996 ông tôi có di chúc nhượng lại 1/2 mảnh đất đó cho tôi là cháu nội. Ông tôi đã chết năm 2003. Nay Bà nội tôi còn sống có quyền đòi lại mảnh đất mà ông tôi đã di chúc lại cho tôi không? (bản di chúc đó do ông tôi viết và ký tên có xác nhận của chính quyền thôn và địa chính xã và đã tách phần đất đó trên bản đồ và cấp sổ đỏ cho tôi . sổ đỏ được cấp năm 2006) vậy các cô tôi có quyền đòi lại mảnh đất đó nữa không. Và tôi có quyền chuyển nhượng lại mảnh đất đó cho người khác không? Giấy tờ di chúc đó không có chữ ký của Bố tôi và các Cô tôi.  Xin luật sư tư vấn cho tôi về quyền sở hữu mảnh đất nói trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật Sư

Hỏi đáp pháp luật Thừa kế không theo nội dung di chúc

Bố chồng tôi mất vào năm 2013 nhưng trước khi chết ông ấy có lập di chúc nhưng chỉ để lại toàn bộ tài sản cho anh chồng tôi. Còn mẹ chồng và một đứa em bị tàn tật hiện đang sống với vợ chồng tôi thì không được hưởng thừa kế. Tôi muốn hỏi luật sư liệu rằng chúng tôi có thểkiện đòi phần thừa kế cho mẹ chồng và em chồng hay không?

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp thừa kế di chúc

Thưa luật sư, chồng em đc người dì ruột nhận làm con nuôi, có làm khai sinh. Sau 1 thời gian má nuôi thiếu nợ ngân hàng và người ngoài, thời điểm năm 1995 ngân hang đinh già nhà có 30 tr, chồng em trả nợ cả ngân hàng và người ngoài hon 60tr, sửa chửa nhà cửa và mua sắm máy móc , nhưng má nuôi ko thay đổi cách mua bán và thiếu nợ ngân hàng tiếp và chống lại trả lấn nữa. Sau đó chồng em chuyển hộ khẩu tp đi làm vào 2006, đứa cháu gái kêu má nuôi là cô lúc đầu lại phụ bán đc trả lương, sau ko biet thế nào thì xin nhập hô khẩu,và thuyết phục ông bà cho nó ngôi nhá luôn. Đầu năm 2013 ba má chồng mất,thì cô đó nói có di chúc, có thấy qua di chúc đó đánh máy có chử ký 2 ông bà và ủy ban phường ,ông bà già ko biết chữ mà ko thấy có điểm chỉ và người làm chứng. Xin hỏi vậy tờ di chúc có hợp lệ ko? Bà con bên nội ngoại đều ủng hộ chồng em nếu thưa kiện. Xin luật sư giúp đỡ, xin cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Luật chia thừa kế không di chúc

Bà nội tôi có 4 người con. Cha tôi đã hi sinh năm 1975, cha tôi chỉ có mình tôi là con. Ông nội tôi mất năm 1976. Bà nội tôi mất năm 2000 không để lại giấy tờ gì hết. Vậy tôi có được quyền chia tài sản chung của ông bà nội để lại không? Mong sớm nhận được câu trả lời từ thư viện pháp luật. Chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Quyền thừa kế trong di chúc?

Chào Luật sư: Trường hợp của tôi như sau nhờ các vị Luật sư tư vấn giúp: Bà nội tôi trước khi mất có lập di chúc để phân chia tài sản (đất ở) gồm: tôi, cha tôi, bác tôi, cô tôi (hiện đang ở US). Bà tôi mất năm 2010 nhưng đến thời điểm hiện tại là 01/10/2013 chưa làm xác nhận tài sản thừa kế. Ba tôi muốn cho, tặng tôi quyền thừa kế thì phải làm như thế nào? Khi làm xác nhận tài sản thừa kế thì tất cả những người liên quan cùng làm hay có thể từng người làm vì cô tôi sống ở US nên đi về VN cũng khó khăn. Về việc cha tôi cho tặng tôi quyền thừa kế của ông ấy trong di chúc (ông ấy làm giấy viết tay, có ký tên điểm chỉ và có người làm chứng, không ra công chứng) như vậy khi làm xác nhận thừa kế thì tôi đưa ra giấy tờ đó để xác nhận tài sản thừa kế có hợp lệ hay không? Trường hợp của cô tôi vì ngại đường xa khi làm xác nhận thừa kế mà không muốn về VN thì phải làm như thế nào có ủy quyền cho người ở VN được không? Xin các vị luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Về thừa kế tài sản theo di chúc

Chào các luật sư ! Xin các luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề tôi đang phải đối mặt.            Tôi là con trai út trong gia đình gồm 8 anh chị em: 2 người con gái, và 6 người con trai. Bố tôi trước khi mất để lại di chúc rằng 1000m2 đất của ông, 200m2 sẽ làm nhà thờ, phần còn lại ông giao lại cho tôi và tôi là trưởng ban lễ tang trong tang lễ của ông vì lúc ông đau bệnh chỉ có một mình tôi sống cùng với ông và chăm sóc nuôi bệnh, còn các anh chị em còn lại thì có nhà riêng, không chăm sóc ông cụ. Trước khi lập di chúc thì các anh chị tôi cũng được bố tôi chia mỗi người một số đất nhất định để xây nhà hoặc làm ăn. Riêng 1000m2 ông cụ đang ở thì ông cụ viết di chúc giao lại cho tôi và làm nhà thờ. Ông cụ mất năm 2005. Tuy nhiên ông cụ là người không biết chữ, nên khi lập di chúc (lúc ông còn minh mẫn) ông cụ nói ông anh thứ 3 của tôi viết cho ông cụ, sau đó cụ có điểm chỉ chứng nhận. Bản di chúc được đem lên ủy ban nhân dân xã để đóng dấu xác nhận.. khi Cụ mất thì di chúc cho tôi giữ, và đến bây giờ tôi vẫn giữ. Ban đầu 1000m2 đất đó nằm ở vị thế "khỉ ho cò gáy" nên chẳng ai thèm ngó ngàng gì tới.. Đùng một phát, có dự án mở đường, thế là 1000m2 đó tương lai sẽ ra mặt tiền, hơn nữa dự kiến sẽ xây nhà thờ trên nền 200m2 ông cụ chia ấy. Thế là 7 anh chị em còn lại đòi tôi phải cắt đất của tôi đưa qua để xây nhà thờ.. tất nhiên tôi không chịu. Không hiểu sao, mấy tháng sau, 7 anh chị em tôi kiện tôi ra tòa vì họ nói rằng bản di chúc tôi cầm trên tay là bản di chúc không hợp lệ: rằng người viết( tức anh thứ 3 của tôi ) không được là người trong hàng ngũ nhận thừa kế , và ko có người làm chứng. Tòa án cũng kêu 8 anh em tôi hòa giải 3 lần nhưng không được. Tôi thật sự rất thất vọng, ban đầu tôi muốn nhường, ko muốn anh em tương tàn nên cũng nhượng bộ, nhưng càng nhượng bộ họ càng lấn tới nên tôi phải ra tòa.          Bây giờ tôi không biết phải làm thế nào để bảo vệ tờ di chúc bố tôi để lại, chí ít ra cũng là nguyện vọng của bố tôi. Vì gia đình tôi là nông dân nên thời điểm lập di chúc ko được tiếp xúc với luật pháp nhiều, ông cụ chỉ nghĩ rằng viết ra nguyện vọng rồi điểm chỉ vào đó thế là xong. Tôi muốn hỏi các luật sư rằng tôi có khả năng thằng trong vụ kiện sắp tới không? Mong các luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn

Hỏi đáp pháp luật Đồng thuận thừa kế có di chúc

Thưa luật sư! Hiện nay em đang thắc mắc một vấn đề là khi ba mẹ e mất có để lại 1 tờ di chúc là cho 3 anh em trai thừa hưởng 2 căn nhà gồm đất và nhà còn chị gái duy nhất thì cho tiền vàng và 1 chiếc xe máy. Nhưng lúc ba mẹ mất 3 anh em trai còn quá nhỏ không biết gì về chuyện di chúc rồi chị gái cũng đứng tên 2 căn nhà đó. Nay di chúc vẫn còn nên 3 anh em muốn đc riêng 3 anh em đồng đứng tên sở hữu 2 căn nhà có đc không ? Mong luật sư tư vấn

Hỏi đáp pháp luật Thừa kế không di chúc, không giấy tờ hợp pháp

Mảnh đất ngày trước ông bà ngoại tôi sinh sống không có giấy tờ, nhưng đã định cư rất lâu năm. Năm 1986 thì cả 2 ông bà đều đã mất, còn lại 9 người con ở trên mảnh đất đó.  Sau đó các các 9 người con của ông bà ngoại tôi dần dần rời khỏi mảnh đất đó ( con gái thì đi lấy chồng, con trai thì mua đất ở chỗ khác , đến khoảng năm 1990 thì chỉ còn lại bác tôi ( con trai thứ ), lúc này cũng chưa có giấy tờ gì hợp pháp, không hề có di chúc của ông bà cũng như không có giấy ghi chép đồng ý cho bác tôi toàn quyền sử dụng mảnh đất đó từ các anh chị em khác.  Khoảng những năm 1991-1992 thì cậu tôi ( con trai út của ông bà ) về lại mảnh đó và xây nhà trên một phần đất, chiếm khoảng 1/3 mảnh đất ( theo như lời nói từ bác tôi thì là bác tôi cho cậu tôi sử dụng phần đất đó ). Tuy nhiên mấy năm gần đây, do có bất đồng nên bác tôi có ý định làm sổ đỏ cả mảnh đấy này, bao gồm cả phần đất mà cậu tôi đã xây nhà và sống từ những năm 1991-92 trở lại đây và muốn đẩy gia đình cậu tôi ra khỏi mảnh đất này.  Một lưu ý khác là tuy chưa có giấy tờ gì nhưng từ khi ông bà tôi mất, bác tôi là người đóng thuế cho mảnh đất này. Vậy mong các luật sư cho tôi hỏi : 1, Nếu làm như vậy, liệu bác tôi có thể làm sổ đỏ cho tất cả mảnh đất đó hay không và liệu gia đình cậu tôi có nguy cơ mất quyền sử dụng đất về tay bác tôi hay không ? 2, Nếu tất cả các con của ông bà ngoại tôi muốn phân chia lại mảnh đất đó ( toàn bộ mảnh đất từ thời ông bà để lại – cả phần bác tôi và cậu tôi đang sống )  thì có được hay không ? và nếu được thì làm như thế nào ( các bác, dì, mẹ tôi đều muốn dành lại phần nhiều đất cho gia đình cậu tôi )

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào