Chuyển quyền thừa kế đất đai
Theo thông tin bạn trình bày thì nguồn gốc của miếng đất là của ông bà ngoại bạn nhưng sau đó thì ông ngoại bạn đã làm các thủ tục sang tên cho cậu bạn nhằm mục đích thế chấp tài sản khi xuất khảu lao động. Như vậy, tại thời điểm cậu bạn được đứng tên trên GCN quyền sử dụng đất thì cậu bạn đã trở thành chủ sở hữu. Nay cậu bạn mất không để lại di chúc nên theo qui định của pháp luật về thừa kế thì di sản của cậu bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế hàng thứ nhất bao gồm: mẹ của cậu, vợ cậu và các con cậu bằng những phần bằng nhau. Bạn có thể tham khảo thêm qui định sau:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?