Thừa kế

Thừa kế đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, di sản được giải quyết thế nào?
Ông bà nội tôi đều đã mất, không để lại di chúc. Sinh thời ông bà có ngôi nhà và đã giao cho cha tôi trực tiếp quản lý, sử dụng. Do ông bà mất đã trên 10 năm, tôi nghe nói là với thời gian đó thì đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Nay các chú và cô tôi muốn chia tài sản nhà đất đó thì có được không? Có phải cha tôi đã được ông bà giao cho ở nhà đó mấy chục năm rồi thì nay sẽ được toàn quyền sử dụng không? (phantran…@gmail.com)
Hỏi đáp pháp luật Một người đi biệt tích, vợ con có thể chia thừa kế được không?
Cha tôi có dấu hiệu thần kinh không được bình thường đã nhiều năm. Cách đây hơn 2 năm, một lần ông đi khỏi nhà và rồi từ đó không trở về nữa, chúng tôi đã tìm kiếm và nhờ báo, đài đưa tin, nhờ các cơ quan chức năng thông báo tìm kiếm nhưng vẫn không tìm được. Nay mẹ và các anh chị em tôi muốn phân chia tài sản của ông để thuận lợi trong việc phát triển kinh doanh của gia đình thì có được không? Thủ tục phải làm thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo, khi nhận thừa kế có được miễn án phí không?
Vừa rồi anh chị tôi có yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế của cha mẹ tôi. Nếu được Tòa án giải quyết, tôi cũng được hưởng một phần di sản. Tôi nghe nói để được nhận di sản thừa kế thì phải nộp án phí. Hiện tại gia đình tôi rất khó khăn về kinh tế do vợ chồng tôi không có công việc làm ổn định, các con còn nhỏ đi học. Vậy khi được chia di sản thừa kế thì tôi có được miễn giảm án phí hay không, nếu được thì phải làm thủ tục ở đâu? (Võ Thị Hà – Cam Lâm)
Hỏi đáp pháp luật Trở ngại không nhận thừa kế được do ghi họ tên không thống nhất
Tôi đang gặp một rắc rối vì CMND của tôi ghi họ tên là Nguyễn Thị M. Sổ hộ khẩu và lý lịch cán bộ ghi Nguyễn Thị Tuyết M. Vừa qua tôi làm giấy tờ để nhận thừa kế tài sản của cha tôi bị trở ngại không làm được. Vậy tôi phải đến cơ quan nào để giải quyết việc này? (Nguyễn Thị M. – Ninh Hòa)
Hỏi đáp pháp luật Chia tài sản thừa kế khi không có di chúc
Ông ngoại tôi có 3 người con riêng với 2 người vợ trước nhưng những người vợ này đã chết lúc chiến tranh. Ông ngoại tôi có 5 người con chung với bà ngoại tôi.Ông tôi mất năm 1998 nhưng không có để lại di chúc về tài sản là đất đai,trước lúc mất ông có hứa là cho mẹ tôi là thứ 6,và người thứ 7 trong gia đình mỗi người 1 mảnh đất nhưng chưa có tách sổ đỏ.Thời gian sau khi ông tôi đã mất má tôi về cất nhà trên mảnh đất đó nhưng ở đến nay đã là 7 năm rồi mà vẫn chưa được tách sổ vì người thứ út trong gia đình không đưa sổ đỏ để tách đất ra.Xin Luật Sư cho tôi hỏi căn nhà má tôi ở trên mảnh đất đó nếu hơn 10 năm mà không tách sổ đỏ thì có vấn đề gì không? Và bây giờ má tôi yêu cầu sở địa chính phường nơi má tôi ở tách sổ cho phần đất mà Ông tôi đã hứa cho má tôi và người con thứ 7,như lúc xưa đã hứa chỉ là 1 phần đất nhỏ thì có được không,nếu như nhận được đất rồi mà sau này các người con khác và anh chi em của má tôi muốn chia thêm phần đất còn lại nữa mà người con thứ út đang đứng tên trên sổ đỏ thì có được phân chia nữa không? Vì khi Ông ngoại tôi mất không có để lại di chúc, Xin Luật Sư cho tôi hỏi:1/ nhà đã cất trên chưa được tách sổ hơn 10 thì có bị gì không? 2/nếu như đã tách sổ rồi nhưng thời gian sau 1 hoặc 2 năm anh chi em trong nhà,và những người con riêng của ông tôi muốn phân chia phần đất còn lại thì có được không?
Hỏi đáp pháp luật Chia thừa kế hay chia tài sản chung?
Hỏi: Cha mẹ tôi chết cách đây hơn 10 năm không để lại di chúc, di sản mà các cụ để lại là nhà và đất hiện đang do một người anh tôi quản lý sử dụng. Chị em chúng tôi đều có gia đình riêng, cũng không có ý định đòi chia tài sản của bố mẹ để lại để anh trai sử dụng và làm nơi thờ cúng. Tôi được biết thời hạn để yêu cầu tòa án giải quyết chia thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Như vậy chúng tôi có bị mất quyền yêu cầu chia tài sản của bố mẹ để lại không? KQT (Đống Đa, Hà Nội)
Hỏi đáp pháp luật Tự chia tài sản thừa kế có đúng luật hay không?
Bố mẹ tôi có một ngôi nhà tại phố cổ Hà Nội. Mẹ tôi chết năm 2002 có để lại di chúc nhưng do tự viết nên di chúc có một số lỗi về pháp lý nên không hợp pháp. Bố tôi chết năm 2008 , bố tôi có di chúc hợp pháp ngôi nhà chia cho 4 anh em chúng tôi, còn hai người anh đã chết và các cháu không có tên trong di chúc. Tôi xin hỏi chúng tôi không muốn khởi kiện ra tòa mà tự chia thì chia như thế nào cho đúng luật . Đào Công Tự (Hoàn Kiếm)
Hỏi đáp pháp luật Đã được chia đất, lại được chia thừa kế!
Anh Phan Duy Khanh, ở huyện Kiên Lương hỏi: Tôi là con út trong gia đình có 5 anh chị em nên ở chung với cha mẹ. Khi các anh chị ra ở riêng đều được cha mẹ cho mỗi người 7 công đất, số còn lại hơn 20 công để cha mẹ dưỡng già nhưng tôi là người sử dụng cho đến nay. Vừa qua, cha mẹ tôi qua đời chưa được bao lâu thì người anh thứ 4 đòi chia thừa kế số đất tôi đang sử dụng. Vậy, yêu cầu của anh tôi có đúng pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật Quyền với tài sản hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế
Bố mẹ tôi chết cách đây 15 năm và có để lại nhà, ruộng vườn. Tôi đứng ra quản lý trông nom, các anh, em tôi đều khá giả nên không ai đòi hỏi gì về thừa kế. Gần đây chú út có về yêu cầu chia di sản thừa kế, tôi không nhất trí chú ấy dọa sẽ khởi kiện ra tòa. Tôi xin hỏi em tôi có thể khởi kiện chia thừa kế hay không? Nếu không chia thì chú ấy còn quyền gì trong khối tài sản đó, đến một lúc nào đó chúng tôi nhất trí chia tài sản chung có được không? Lưu văn Toàn (Thường Tín - Hà Nội)
Hỏi đáp pháp luật Ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật có được chia thừa kế không?
Vợ chồng tôi làm đơn xin ly hôn tại TAND quận Hoàn Kiếm, trong thời gian chờ quyết định của tòa án thì không may chồng tôi bị tai nạn qua đời. Sau khi chồng tôi mất, gia đình nhà chồng yêu cầu tôi phải giao lại 1 nửa tài sản của vợ chồng tôi, với l ý do vợ chồng tôi đã có đơn xin ly hôn đến tòa án. Xin hỏi, gia đình chồng tôi yêu cầu như vậy có đúng không? Tôi có quyền được hưởng thừa kế của chồng không? Nguyễn Thị Hà (Khu tập thể Trương Định - Hà Nội)
Hỏi đáp pháp luật Khởi kiện chia thừa kế
Bố tôi là con một, mất năm 2008 do bệnh nặng không để lại di chúc. Ông bà nội của tôi không còn ai. Mẹ tôi mất khi tôi còn nhỏ.Gia đình tôi chỉ còn 3 anh em, tôi là con gái út. Bố tôi mất có để khối tài sản là ngôi nhà tọa lạc trên diện tích đất là 372 m2, hiện nay gia đình anh hai tôi đang trông giữ. Năm 2012 anh hai và anh ba tiến hành bàn bạc chia tài sản của bố để lại nhưng không thông báo cho tôi biết. Khi tôi phát hiện ra sự việc thì tôi có hỏi chuyện. Nhưng anh hai nói tôi là con gái có quyền gì mà xen vào và không đồng ý chia cho tôi phần di sản bố tôi để lại. Vậy cho tôi hỏi tôi có quyền được hưởng phần di sản bố tôi để lại không? Và tôi có thể khởi kiện lên tòa án không? Thời hạn khởi kiện là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật Những đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế
Bố tôi chết năm 2000 có để lại một khối tài sản là mảnh đất thuộc quyền sử dụng riêng của bố tôi. Trước khi chết bố tôi có lập di chúc cho hai anh em tôi được hưởng thừa kế toàn bộ khối tài sản của bố tôi để lại (Bố, mẹ tôi chỉ có hai người con là hai anh em tôi). Trong khi đó mẹ và ông nội, bà nội của tôi vẫn còn sống. Tôi xin hỏi: Mẹ và ông nội, bà nội của tôi không có tên trong di chúc do bố tôi lập có được thừa kế phần di sản của bố tôi để lại không? Nếu được hưởng thì chia như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Việt kiều được thừa kế tài sản trong nước
“Cha mẹ tôi qua đời để lại căn nhà cho các con (trong đó có người ở nước ngoài). Vậy người ở nước ngoài có được hưởng di sản trong nước không? Họ có thể để lại phần tài sản được hưởng cho anh em trong nước không?" (Bùi Tấn Hoàng, 12/8 Lê Thị Hồng Gấm, TP Mỹ Tho, Tiền Giang).
Hỏi đáp pháp luật Người Việt Nam sống ở nước ngoài thừa kế nhà trong nước
“Tôi mang quốc tịch Việt Nam nhưng đã kết hôn và đang sống tại Nhật Bản. Tôi là con một, trong khi mẹ ở trong nước đã nhiều tuổi, muốn làm di chúc cho con thưởng thừa kế ngôi nhà thuộc diện Nhà nước quản lý. Vậy quyền của tôi như thế nào?” (Bạn đọc Doan Nhu)
Hỏi đáp pháp luật Chia thừa kế trường hợp người chết có nhiều vợ
“Bố tôi có hai vợ, một là mẹ tôi (có chung 2 người con, sống với nhau từ năm 1975 đến 1985, không đăng ký), và một bà khác (từ 1990, có 1 con chung, trước đó không ly hôn với mẹ tôi). Năm 1997, cụ mất không để lại di chúc. Chúng tôi và người vợ hai có được hưởng thừa kế thế nào?” (bạn đọc Nguyễn Thùy Trang).
Hỏi đáp pháp luật Ủy thác tư pháp trong trường hợp chia thừa kế có người nước ngoài
Trong một vụ án chia thừa kế, có một đồng thừa kế ở nước ngoài. Tòa án đã thực hiện việc ủy thác tư pháp nhiều lần nhưng không có kết quả trả lời. Thời hạn giải quyết vụ án đã quá, thậm chí vụ án bị kéo dài. Tòa án có thể đưa vụ án ra xét xử và tạm giao kỷ phần thừa kế của người đang ở nước ngoài cho người đang quản lý di sản thừa kế quản lý hay vẫn phải chờ kết quả ủy thác tư pháp?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào