Hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, di sản được giải quyết thế nào?
Cha của bạn chỉ được ông bà giao cho trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất chứ không phải chuyển quyền sở hữu, nên nhà đất đó vẫn thuộc sở hữu của ông bà. Ông bà chết thì nhà đất đó là di sản thừa kế. Do ông bà không có di chúc để lại nên cha bạn và các anh em của cha bạn là những người thừa kế theo pháp luật đối với di sản đó. Tuy nhiên đến nay, đúng như bạn nói là thời hiệu khởi kiện về thừa kế để yêu cầu chia di sản đã hết. Nếu người thừa kế là các chú hay cô của bạn có yêu cầu chia di sản thì Tòa án sẽ không thụ lý để giải quyết nữa.
Nếu như trước đây, trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các anh em cùng cha bạn không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Trường hợp đến nay, khi thời hiệu 10 năm đã kết thúc mà các anh em trong hàng thừa kế đó không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do ông bà chết để lại chưa chia thì di sản đó cũng chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi được xác định là tài sản chung thì nếu có nhu cầu chia tài sản, Tòa án sẽ giải quyết chia tài sản chung.
Bạn có thể tham khảo quy định của pháp luật tại Điều 645 Bộ luật Dân sự và Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?