Tai nạn lao động

Tai nạn lao động đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Như thế nào được xem là tai nạn lao động?
Trong khi đang trực ca đêm ở bệnh viện thì chị tôi có đi ra ngoài vệ sinh. Vừa ra khởi nhà vệ sinh chị tôi có nghe thông báo về một ca cấp cứu cần chị ấy có mặt ngay lập tức. Do vội vàng và sàn nhà trơn nên chị ấy bị trượt ngã, đầu đập vào thành ghế gần đó nên bị chấn thương sọ não. Vậy xin hỏi luật sư, trường hợp tai nạn của chị tôi có phải là tai nạn lao động hay không? Có được hưởng chế độ không?
Hỏi đáp pháp luật Bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được gọi là tai nạn lao động?

Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Nguyệt (Quảng Trị), trên đường về nhà sau giờ làm việc, bà Nguyệt nhận được điện thoại đề nghị quay trở lại Công ty để tắt điện phòng làm việc và khi quay lại Công ty, bà Nguyệt đã bị tai nạn giao thông. Cơ quan công an đã lập biên bản tại hiện trường, xác nhận bà Nguyệt không vi phạm pháp luật về giao thông. Sau thời gian điều trị, Hội đồng Giám định y khoa tỉnh Quảng Trị đã thực hiện giám định tỷ lệ thương tật cho bà Nguyệt. Sau đó, công ty đã hoàn tất hồ sơ gửi cơ quan BHXH đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bà. Tuy nhiên, BHXH tỉnh Quảng Trị cho rằng, lý do quay trở lại công ty sau giờ làm việc của bà không phù hợp nên bà Nguyệt không được giải quyết chế độ. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Nguyệt đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết thỏa đáng để đảm bảo quyền lợi cho bà.

Hỏi đáp pháp luật Trả lương khi bị tai nạn lao động
Tôi làm việc tại Công ty A có trụ sở tại thành phố Hà Nội và đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với mức lương 3.000.000 đồng/tháng. Tháng 6/2013 Tôi bị tai nạn lao động phải nghỉ 30 ngày để điều trị ổn định vết thương, sau thời gian nghỉ điều trị ổn định vết thương tôi trở lại Công ty làm việc và được nhận tiền lương tháng 6/2013 với số tiền là 2.350.000 đồng (lương tối thiểu vùng I). Công ty trả tiền lương tháng 6/2013 cho tôi như vậy có đúng không?
Hỏi đáp pháp luật Trường hợp được coi là tai nạn lao động hưởng trợ cấp gì?
Ông Hoàng Đức Long là giáo viên tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Vĩnh Linh thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị. Tháng 5/2014, ông Long bị tai nạn giao thông trên đường đến trường giảng dạy. Ông Long đã làm hồ sơ để giám định thương tật tai nạn lao động. Nay, ông Long muốn tìm hiểu về quyền lợi của cá nhân theo quy định của Bộ Luật Lao động, cụ thể như sau: - Việc sơ cấp cứu, điều trị tại bệnh viện, ông có được cơ quan chủ quản (người sử dụng lao động) trả mọi kinh phí điều trị và phục hồi chức năng không? Nếu các hình thức tai nạn gây ra khác nhau, thì cách tính chi trả cho việc sơ cấp cứu, điều trị, phục hồi sức khỏe có khác nhau không? - Các mức chi trả kinh phí điều trị cho người bị tai nạn lao động được quy định thế nào? Nếu ông Long điều trị cấp cứu tại bệnh viện tuyến trên (vượt tuyến) có được người sử dụng lao động thanh toán theo hóa đơn điều trị hay không? Nếu không thanh toán theo hóa đơn, thì người sử dụng lao động thanh toán kinh phí điều trị cho ông theo chế độ, định mức nào? - Ông Long bị tai nạn gãy xương chân nặng, phải phẫu thuật nẹp định vị xương, vì vậy sau khi ra viện vẫn mua thuốc điều trị định kỳ và sau thời gian hồi phục chức năng, sức khỏe, phải phẫu thuật lại lần thứ hai. Vậy, kinh phí phẫu thuật điều trị cho lần này có được người sử dụng lao động chi trả không? - Trong thời gian hồi phục sức khỏe, ông Long không thể tham gia công tác giảng dạy, thì có được hưởng nguyên lương và chế độ phụ cấp ưu đãi không? Nếu được hưởng lương và phụ cấp ưu đãi, thì thời gian được hưởng tối đa là bao nhiêu tháng từ khi phẫu thuật?
Hỏi đáp pháp luật Bị tai nạn lao động có được hưởng BHYT?
Ông Nguyễn Việt Hùng hỏi: Công ty của tôi có một trường hợp bị tai nạn lao động, Công ty đã trả toàn bộ chi phí điều trị trực tiếp cho người lao động. Vậy, người lao động có được thanh toán thêm chi phí nào khác theo chế độ BHYT không?
Hỏi đáp pháp luật Đi việc riêng trong giờ làm việc và tai nạn lao động
Công ty chúng tôi có một công nhân, trong ngày làm việc có đi thăm mộ cha và trên đường đi về công ty bị tai nạn giao thông qua đời. Trường hợp này có được xem tai nạn giao thông là tai nạn lao động không? Hiện tại người này đang nuôi mẹ già 80 tuổi và có 2 con nhỏ. Hồ sơ và chế độ hưởng tử tuất của công nhân này như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Trách nhiệm của người sử dụng LĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động

Tôi vào Cty Tân Sơn làm công nhân từ tháng 8/2008 đến nay cũng được hơn 6 năm, nhưng đến năm 2012 tôi bị tai nạn lao động trong lúc làm việc. Đến nay thì tay tôi có nhiều biểu hiện tê, đau, không thể làm được những việc hơi nặng vì bàn tay lúc tai nạn trong Cty. Nay Cty lại cho tôi thôi việc nhưng tôi được nhân viên của Cty cho biết là Cty chưa có tham gia BHXH cho tôi. Vậy sau khi tôi thôi việc thì tôi có quyền truy lĩnh BHXH? Cty có bồi thường mất sức lao động cho tôi không?

Hỏi đáp pháp luật Chế độ tai nạn lao động.

Thưa các anh chị lãnh đạo! Em tên là Lê Công Tiến số bảo hiểm xã hội: 4815013490, a chị cho e hỏi một vài câu hỏi nhé. Vừa rồi công ty em có nộp các giấy tờ để em được hưởng chế độ tai nạn lao động vi em bị tai nạn lao động anh chị ạ. Mà mới đây công ty gọi em lên và đưa tờ giấy nhận trợ cấp hàng tháng của chế độ TNLĐ thôi ạ. Nhưng em được biết thì vẫn còn bảo hiểm 24/24 nữa ạ. Thế nên giờ em mới hỏi anh chị là đã giải quyết chế độ TNLĐ cho em rồi sao k giải quyết luôn chế độ bảo hiểm 24/24 cho em với? Mong anh chị trả lời giúp em với em xin cảm ơn! Nếu anh chị có câu trả lời mong anh chị báo lại cho em biết với ạ!

Hỏi đáp pháp luật Tai nạn lao động do lỗi của người lao động

Tai nạn lao động do lỗi của người lao độngTôi muốn hỏi về chế độ tai nạn lao động như sau: 1. Nếu nhân viên bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, và theo kết quả điều tra TNLĐ thì đó là do lỗi của nhân viên, nhân viên sẽ nhận được trợ cấp từ công ty (bằng 40% mức bồi thường). Nhân viên này có được chế độ TNLĐ từ BHXH hay không, nếu tỉ lệ suy giảm khả năng lao động trên 5% (Lỗi do người lao động). Nếu không được chế độ thì có điều khoản của luật hoặc thông tư nào khẳng định về điều đó hay không? 2. Tai nạn giao thông hoàn toàn do lỗi của người lao động theo kết quả từ biên bản tai nạn giao thông từ Công An xảy ra trên đường đi làm (với thời gian và địa điểm hợp lý) có được gọi là tai nạn lao động hay không? Theo luật thì công ty không bồi thường và trợ cấp trong trường hợp tai nạn giao thông do lỗi của người lao động. Tuy nhiên, trường hợp này người lao động có được hưởng chế độ TNLĐ từ BHXH hay không? Nếu không thì có điều nào của luật đề cập đến đến vấn đề này? 3. Giống như trường hợp 2, tuy nhiên không hoàn toàn do lỗi của người lao động mà còn do lỗi của bên còn lại, vậy trường hợp này NLĐ có được công ty trợ cấp TNLĐ hay không và được hưởng chế độ TNLĐ từ BHXH hay không? Kính mong BHXH trả lời những thắc mắc ở trên để doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của NLĐ.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào