Nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn sẽ chấm dứt khi nào?

Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề về vấn đề cấp dưỡng nuôi con. Tôi và anh A kết hôn vào năm 2010 đến năm 2011 thì vợ chồng tôi có một đứa con trai. Trải qua thời gian chung sống phát sinh ra nhiều mâu thuẫn đến năm 2015 thì chồng tôi anh A làm đơn li hôn và tòa án đã xét xử việc li hôn của vợ chồng tôi trong đó đứa con trai sinh năm 2011 được tòa giao cho tôi nuôi và chồng tôi anh A có nghĩa vụ là trợ cấp tiền nuôi con đến năm 18 tuổi. Nhưng đến nay tôi chưa nhận được tiền nuôi con từ cha của con tôi. Và tôi nghe cha của con tôi nói là chỉ cần tôi kết hôn nữa thì anh A sẽ không trợ cấp tiền nuôi con nữa theo quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình. Vậy xin Luật sư cho tôi hỏi là có đúng là nếu tôi kết hôn thì anh A sẽ không nộp tiền trợ cấp nuôi con nữa có đúng không và nếu tôi kết hôn nữa thì làm cách nào để con tôi có thể tiếp tục nhận tiền trợ cấp từ cha của nó. Tôi xin chân thành cảm ơn

Hỏi đáp pháp luật Quyền và nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng, nuôi con sau ly hôn

Anh M và chị N được Tòa án nhân dân Quận Đống Đa giải quyết ly hôn, chị N được TAND quận Đống Đa tuyên nuôi cháu K, anh M phải cấp dưỡng mỗi tháng là 1 triệu đồng nuôi cháu K. Chị N đến nhờ Luật sư tư vấn về quyền/nghĩa vụ của các bên sau khi ly hôn như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Cấp dưỡng nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn

Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn tại tòa án, chúng tôi có 1 con chung được 30 tháng tuổi. Vợ tôi muốn nuôi con và yêu cầu tôi hàng tháng phải cấp dưỡng 3 triệu đồng tiền nuôi con. Tôi không đồng ý với mức cấp dưỡng mà vợ tôi đưa ra vì tôi thấy không hợp lý. Tôi muốn hỏi về vấn đề cấp dưỡng nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn được quy định như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Ly hôn có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?

​Cháu có một số thắc mắc mong được các luật sư tư vấn giùm. Ba và mẹ kế lấy nhau được 13 năm và hiện giờ muốn ly hôn nhưng có một số vấn đề sau: 1/ Ba cháu có con riêng là cháu năm nay 17 tuổi và mẹ kế cũng có 1 con riêng năm nay được 12 tuổi. Nếu vậy khi ly hôn thì ba cháu có phải cấp dưỡng cho con riêng của mẹ kế không? 2/ Khi ly hôn thì những BĐS để kinh doanh có nằm trong danh sách tài sản chung hay không? (Ba cháu kinh doanh BĐS.) 3/ Toàn bộ tài sản chung của ba và mẹ kế do ba cháu làm nên và mẹ kế không hề đóng góp do ở nhà làm nội trợ. Nếu như thế thì khi chia tài sản là theo tỉ lệ 50:50 hay tỉ lệ nào khác? 4/ Ba cháu quyết định sau khi ly hôn sẽ cho mẹ kế 2 căn nhà, 1 căn để ở và 1 căn đang cho sinh viên thuê. Như vậy ba cháu có cần phải cấp dưỡng cho mẹ kế không? 5/ Trước khi chia tài sản phải thanh toán nợ chung trước đúng không?

Hỏi đáp pháp luật Hỏi về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con sau ly hôn
Hai vợ chồng tôi đã kết hôn và có 1 con trai được 9 tháng. Vì mâu thuẫn gia đình, vợ và con tôi đã về nhà ngoại sống. Khi tôi tới thăm con thì bị vợ tôi ngăn cản và vợ tôi còn yêu cầu tôi phải chu cấp cho con. Giờ tôi muốn làm thủ tục ly hôn và xin hỏi: tôi có được tự do tới thăm con không? nghĩa vụ cấp dưỡng của tôi với con được luật pháp quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Trợ cấp nuôi con sau ly hôn.

Tôi sinh con trai cuối năm 2010, tôi và chồng tôi ly hôn tháng 8/2011. Tòa xử tôi nuôi con. Tôi không yêu cầu chồng tôi đóng góp tiền nuôi con, mà là "tùy ở cái tâm" của người chồng. Trong trích lục án mà tôi nhận được từ tòa là tạm hoãn phụ cấp nuôi con của chồng tôi đến khi nào tôi có yêu cầu. Người chồng có quyền đến thăm con không ai được ngăn cấm. Tại sao anh ta không đóng góp mà vẫn có quyền thăm con? Từ ngày tòa xử đến nay anh ta chưa bao giờ đóng góp tiền nong gì, anh ta có đến nhà tôi vài lần trong lúc tôi đi làm vắng nhà chỉ có mẹ tôi và con tôi ở nhà... và tự ý vào nhà không xin phép mẹ tôi lúc đó. Tôi xin hỏi tòa xử thế có đúng không? Bây giờ tôi không cho anh ta gặp con tôi có được không?

Hỏi đáp pháp luật Vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn

Cách đây khoảng 7 tháng anh tôi và chị dâu tôi ly hôn. 2 người ở với nhau có 2 đứa con, đứa lớn 5 tuổi và đứa nhỏ là 2 tuổi, khi ly hôn thì mỗi bên nuôi 1 đúa, anh tôi nuôi đứa lớn, chị dâu tôi nuôi đứa nhỏ. Tôi muốn hỏi là khi tôi đọc luật về ly hôn thì trong luật có nói là nếu 2 vợ chồng thuận tình ly hôn và mỗi bên nuôi 1 đứa (đứa trẻ đều thuộc diện chưa/không có khả năng tự nuôi, chăm sóc bản thân như chưa đủ 18 tuổi, có bệnh, tật, ...) thì vấn đề cấp dưỡng sẽ do 2 bên tự thỏa thuận có cấp dưỡng hay không và ai là người cấp dưỡng. Nếu 2 bên thỏa thuận không cấp dưỡng thì sẽ không có việc cấp dưỡng, hoặc bên nào đồng ý cấp dưỡng thì bên đó mới có trách nhiệm cấp dưỡng hoặc cả 2 bên cùng cấp dưỡng cho nhau. Trong phiên hòa giải anh tôi trình bày rõ là anh tôi hiện không có khả năng cấp dưỡng mà chỉ có khả năng nuôi 1 bé là bé lớn. Thế nhưng sau đó, anh tôi lại bị tòa ra quyết định là "có nghĩa vụ" phải cấp dưỡng cho chị dâu tôi. Tôi thấy thật lạ lùng và bất công, 2 người mức lương tương đương nhau, mỗi bên nuôi 1 đứa con vậy tại sao anh tôi lại có nghĩa vụ phải cấp dưỡng? Và thuận tình ly hôn thì chuyện cấp dưỡng vốn dĩ do 2 bên thỏa thuận chứ sao ở đây tòa lại là người ra quyết định bắt anh tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng? Nhiều người tôi hỏi thì nói rằng đó là do anh tôi đồng ý với biên bản thỏa thuận. Quả thật anh tôi có ký tên trong biên bản đó nhưng anh tôi nghĩ tòa sẽ chỉ làm theo như sự thỏa thuận của 2 bên trong phiên hòa giải chứ không tự ý quyết định nên không xem biên bản mà đã ký vào vì vậy anh tôi hoàn toàn không biết rằng trong biên bản có khoản rằng anh tôi có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho chị tôi. Nhiều người lại nói sau phiên hòa giải có mấy ngày tòa cho phép về xem lại biên bản và cần thiết có yêu cầu sửa đổi thì có thể làm đơn đưa lên để tòa xem xét sửa đổi sao không làm thì càng lạ hơn vì tòa sau phiên hòa giải hoàn toàn không đưa bất kỳ giấy tờ gì cho anh tôi cả. Ngay cả khi ra quyết định cũng giao cho anh tôi rất trễ, thậm chí anh tôi phải lên đòi mới có bản sao quyết định của tòa. Còn biên bản thì sau đó anh tôi thắc mắc lý do sao anh tôi phải cấp dưỡng nên muốn xem lại biên bản thì làm đơn mấy lần tòa đều không nhận và không cho phép anh tôi trích lục biên bản mà đúng ra anh tôi được phép làm. Rốt cuộc suốt mấy tháng lên tòa khiếu nại không giải quyết được gì tôi phải nhờ 1 luật sự mà bạn tôi quen biết để nhờ lấy giúp thì ông ấy mới lấy giúp 1 bản photo biên bản cho anh tôi xem lại. Sao anh tôi lại phải cấp dưỡng trong trường hợp này? Và chuyện giao biên bản cho mỗi bên về xem lại trong 7 ngày để có thể sửa đổi bổ sung gì đó là thế nào? Nó có đúng vậy không? Nếu đúng thì tòa chỗ chúng tôi làm việc như vậy có đúng không ạ? Anh tôi có thể thay đổi được vấn đề cấp dưỡng này không thưa Luật Sư? Vì thực tế là anh tôi không có khả năng cấp dưỡng. Mức lương của anh ấy là 6 triệu chỉ cao hơn chị dâu tôi 1 triệu nhưng chỗ anh ấy làm không bao cơm mà bắt phải đóng tiền ăn mỗi tháng là hơn 1 triệu rồi, và anh ấy còn 1 khoản nợ nữa, mà nợ này anh ấy vay lúc chị dâu tôi sanh đứa con thứ 2, đến giờ chưa trả xong do sau đó anh ấy vay thêm để mua xe cho chị ấy làm nợ kéo dài tới bây giờ. Nên với những khoản chi phí đó thì anh tôi chỉ còn vừa đủ tiền chăm sóc cho đứa lớn mà anh ấy nuôi, làm sao còn tiền cấp dưỡng cho đứa nhỏ?! Đó cũng là lý do tôi thấy thật lạ khi tòa phán quyết anh tôi phải cấp dưỡng đến 1,5 triệu.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào