Vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn

Cách đây khoảng 7 tháng anh tôi và chị dâu tôi ly hôn. 2 người ở với nhau có 2 đứa con, đứa lớn 5 tuổi và đứa nhỏ là 2 tuổi, khi ly hôn thì mỗi bên nuôi 1 đúa, anh tôi nuôi đứa lớn, chị dâu tôi nuôi đứa nhỏ. Tôi muốn hỏi là khi tôi đọc luật về ly hôn thì trong luật có nói là nếu 2 vợ chồng thuận tình ly hôn và mỗi bên nuôi 1 đứa (đứa trẻ đều thuộc diện chưa/không có khả năng tự nuôi, chăm sóc bản thân như chưa đủ 18 tuổi, có bệnh, tật, ...) thì vấn đề cấp dưỡng sẽ do 2 bên tự thỏa thuận có cấp dưỡng hay không và ai là người cấp dưỡng. Nếu 2 bên thỏa thuận không cấp dưỡng thì sẽ không có việc cấp dưỡng, hoặc bên nào đồng ý cấp dưỡng thì bên đó mới có trách nhiệm cấp dưỡng hoặc cả 2 bên cùng cấp dưỡng cho nhau. Trong phiên hòa giải anh tôi trình bày rõ là anh tôi hiện không có khả năng cấp dưỡng mà chỉ có khả năng nuôi 1 bé là bé lớn. Thế nhưng sau đó, anh tôi lại bị tòa ra quyết định là "có nghĩa vụ" phải cấp dưỡng cho chị dâu tôi. Tôi thấy thật lạ lùng và bất công, 2 người mức lương tương đương nhau, mỗi bên nuôi 1 đứa con vậy tại sao anh tôi lại có nghĩa vụ phải cấp dưỡng? Và thuận tình ly hôn thì chuyện cấp dưỡng vốn dĩ do 2 bên thỏa thuận chứ sao ở đây tòa lại là người ra quyết định bắt anh tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng? Nhiều người tôi hỏi thì nói rằng đó là do anh tôi đồng ý với biên bản thỏa thuận. Quả thật anh tôi có ký tên trong biên bản đó nhưng anh tôi nghĩ tòa sẽ chỉ làm theo như sự thỏa thuận của 2 bên trong phiên hòa giải chứ không tự ý quyết định nên không xem biên bản mà đã ký vào vì vậy anh tôi hoàn toàn không biết rằng trong biên bản có khoản rằng anh tôi có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho chị tôi. Nhiều người lại nói sau phiên hòa giải có mấy ngày tòa cho phép về xem lại biên bản và cần thiết có yêu cầu sửa đổi thì có thể làm đơn đưa lên để tòa xem xét sửa đổi sao không làm thì càng lạ hơn vì tòa sau phiên hòa giải hoàn toàn không đưa bất kỳ giấy tờ gì cho anh tôi cả. Ngay cả khi ra quyết định cũng giao cho anh tôi rất trễ, thậm chí anh tôi phải lên đòi mới có bản sao quyết định của tòa. Còn biên bản thì sau đó anh tôi thắc mắc lý do sao anh tôi phải cấp dưỡng nên muốn xem lại biên bản thì làm đơn mấy lần tòa đều không nhận và không cho phép anh tôi trích lục biên bản mà đúng ra anh tôi được phép làm. Rốt cuộc suốt mấy tháng lên tòa khiếu nại không giải quyết được gì tôi phải nhờ 1 luật sự mà bạn tôi quen biết để nhờ lấy giúp thì ông ấy mới lấy giúp 1 bản photo biên bản cho anh tôi xem lại. Sao anh tôi lại phải cấp dưỡng trong trường hợp này? Và chuyện giao biên bản cho mỗi bên về xem lại trong 7 ngày để có thể sửa đổi bổ sung gì đó là thế nào? Nó có đúng vậy không? Nếu đúng thì tòa chỗ chúng tôi làm việc như vậy có đúng không ạ? Anh tôi có thể thay đổi được vấn đề cấp dưỡng này không thưa Luật Sư? Vì thực tế là anh tôi không có khả năng cấp dưỡng. Mức lương của anh ấy là 6 triệu chỉ cao hơn chị dâu tôi 1 triệu nhưng chỗ anh ấy làm không bao cơm mà bắt phải đóng tiền ăn mỗi tháng là hơn 1 triệu rồi, và anh ấy còn 1 khoản nợ nữa, mà nợ này anh ấy vay lúc chị dâu tôi sanh đứa con thứ 2, đến giờ chưa trả xong do sau đó anh ấy vay thêm để mua xe cho chị ấy làm nợ kéo dài tới bây giờ. Nên với những khoản chi phí đó thì anh tôi chỉ còn vừa đủ tiền chăm sóc cho đứa lớn mà anh ấy nuôi, làm sao còn tiền cấp dưỡng cho đứa nhỏ?! Đó cũng là lý do tôi thấy thật lạ khi tòa phán quyết anh tôi phải cấp dưỡng đến 1,5 triệu.

Một trong vấn đề giải quyết cho ly hôn là vấn đề cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thể thỏa thuận được thì tòa án mới quyết định giao con cho ai nuôi và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Do anh bạn không có ý kiến nên coi  như đã thỏa thuận xong. Trong hạn 7 ngày khi có biên bản thỏa thuận mà anh bạn cũng không có ý kiến gì thì coi như đã đồng ý nên thi hành. 

Sau này anh bạn có quyền nộp đơn trở lại yêu cầu xem xét việc nuôi con và vấn đề cấp dưỡng tại Tòa án để xem xét về thay đổi quyền nuôi con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ cấp dưỡng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng nuôi con mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ không cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha mẹ không trực tiếp nuôi con theo Nghị quyết 01?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp luật có bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ cũ hoặc chồng cũ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú theo luật hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ cấp dưỡng
Thư Viện Pháp Luật
287 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nghĩa vụ cấp dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ cấp dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào