Người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi?

Người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến lúc con bao nhiêu tuổi? Pháp luật quy định mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?

Người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Căn cứ theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi con đủ mười tám tuổi trở lên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

- Con được nhận làm con nuôi;

- Cha mẹ cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng con;

- Cha mẹ cấp dưỡng hoặc con chết;

- Trường hợp khác theo quy định.

Người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi?

Người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu cụ thể là bao nhiêu. Theo đó, mức cấp dưỡng nuôi con sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó tự thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi quyết định mức cấp dưỡng nuôi con, Tòa án cũng sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con.

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nhưng trốn tránh thực hiện có bị phạt tù không?

Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nhưng trốn tránh thực hiện sau ly hôn theo bản án, quyết định của Tòa án làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Theo đó, người phạm tội có thể chịu bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phương thức cấp dưỡng nuôi con hiện nay có mấy cách?

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:

Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó, phương thức cấp dưỡng nuôi con hiện nay có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần tùy vào sự thỏa thuận giữa các bên.

Trân trọng!

Nghĩa vụ cấp dưỡng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ cấp dưỡng
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ không cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha mẹ không trực tiếp nuôi con theo Nghị quyết 01?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp luật có bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ly hôn vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ cũ hoặc chồng cũ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú theo luật hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được yêu cầu ông bà nội thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với cháu khi người cha không chịu cấp dưỡng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ cấp dưỡng
Nguyễn Thị Kim Linh
968 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nghĩa vụ cấp dưỡng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào