Trợ cấp nuôi con sau ly hôn.
Tại đoạn 2 khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Tại điểm mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó, thì toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Căn cứ đoạn 2 điểm a ở trên thì bạn trả lời là “tùy ở cái tâm” nghĩa là không có yêu cầu cụ thể số tiền mà bên không trực tiếp nuôi con phải đóng góp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp này mà tòa án không giải thích rõ về việc yêu cầu cấp dưỡng là quyền lợi của con thì tòa án chưa làm đúng. Trong bản án có câu là việc tạm hoãn sẽ chấm dứt khi bạn có yêu cầu. Như vậy, bạn có thể gửi yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho tòa án để xem xét giải quyết. Việc quyết định mức cấp dưỡng thì tòa án căn cứ vào sự tự nguyện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện, tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng. Khi tòa án quyết định mức tiền cấp dưỡng sẽ cân nhắc tới điều kiện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, tình hình thực tế của đời sống sinh hoạt của cháu nhỏ. Tòa án cũng sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Cuối cùng, bạn muốn hỏi là có thể không cho chồng cũ thăm con có được không. Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 về quyền thăm nom con sau khi ly hôn:
“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Như vậy, nếu việc thăm nom đó không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc của bạn thì bạn không thể cấm được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?