Kê biên tài sản

Kê biên tài sản đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Không kê biên nhà vì giá trị cao so với khoản phải THA?
Kính gửi Quý Luật sư Nguyên trước đây (năm 2000) cơ quan chúng tôi được Tòa án nhân dân quận 1 tp.hcm tuyên buộc ông H và bà T trả lại cho chúng tôi số tiền 100.000.000đ. trường hợp ông H không trả được thì bà T phải có trách nhiệm chi trả số tiền này. Sau đó cơ quan chúng tôi có làm đơn yêu cầu thi hành án tuy nhiên cơ quan Thi hành án lại tạm hoãn thi hành án với lý do bà T và ông H chưa có tài sản để thi hành án. Hiện nay chúng tôi đã phát hiện (có căn cứ) bà T đã đứng chủ quyền một căn nhà mặt tiền đường Nam kỳ khởi nghĩa quận 1 tp.hcm với giá trị rất cao. Sau khi biết bà T có tài sản chúng tôi đã tiếp tục yêu cầu cơ quan thi hành án cho thi hành bản án trước đây nhưng cơ quan thi hành án cho biết do tài sản của bà T quá lớn so với số tiền phải thi hành nên cơ quan thi hành án không thể phát mãi tài sản đó để thi hành bản án. Vậy xin quý Luật sư cho chúng tôi biết theo quy định nào mà cơ quan Thi hành án lại trả lời chúng tôi như thế? Và để thi hành được bản án này chúng tôi cần phải làm gì. Xin chân thành cảm ơn Quý luật sư đã dành thời gian tư vấn. Trân trọng.
Hỏi đáp pháp luật Quy định về kê biên vốn góp
Theo bản án có hiệu lực, ông A phải thi hành án trả tiền cho nguyên đơn với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Qua xác minh, ông A không đứng tên sở hữu tài sản nào ngoài việc ông A đang là thành viên của một công ty TNHH. Xin hỏi tôi có thể yêu cầu thi hành án kê biên, xử lý phần vốn góp của ông A trong vốn điều lệ của công ty để thi hành án?
Hỏi đáp pháp luật Kê biên phương tiện giao thông

Trường hợp Chấp hành viên Chi cục Thi hành án huyện A đã ra cưỡng chế kê biên chiếc xe máy của ông B (người phải thi hành án) để thi hành nghĩa vụ trả nợ của ông B đối với bà C (người được thi hành án), nhưng do thông tin bị lộ nên ông B đã tẩu tán xe máy đó dẫn đến việc cưỡng chế không thành. Vậy Chấp hành viên phải xử lý như thế nào? Có thể thu hồi quyết định cưỡng chế đó không?

Hỏi đáp pháp luật Bán tài sản đã bị kê biên để thi hành án
Năm 2003, tôi khởi kiện đòi lại 400 triệu đồng đã cho người bạn vay; cho đến năm 2005 thì vụ kiện mới được xét xử xong, Tòa án tuyên bạn tôi phải trả lại cho tôi số tiền trên và lãi suất chậm thi hành án. Trong năm 2005, tôi đã làm xong các thủ tục yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án cũng đã kê biên nhà, đất của người bị thi hành án để bán đấu giá thi hành án cho tôi. Đến năm 2007 và 2008 người bị thi hành án liên tiếp dùng nhà đất đã bị kê biên đi thế chấp ngân hàng (có công chứng), cơ quan thi hành án biết (đã lập biên bản) nhưng không có văn bản và không gửi quyết định kê biên cho cơ quan chức năng khác để kịp thời ngăn chặn giao dịch. Hậu quả là người bị thi hành án đã bán tài sản bị kê biên, hợp đồng chuyển nhượng có công chứng. Người mua đã được cấp giấy chứng nhận, phá bỏ nhà cũ xây thành khách sạn. Khi tôi phát hiện và báo cho cơ quan thi hành án thì mọi việc đã rồi. Tôi làm đơn khiếu nại thi hành án làm việc tắc trách để người bị thi hành án tẩu tán tài sản kê biên và tố cáo người bị thi hành án thì cơ quan thi hành án chỉ tôi kiện ra tòa yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng, tôi nghe lời và kiện ra tòa. Tòa án cho tôi photocopy toàn bộ hồ sơ thì tôi được biết cơ quan công chứng không nhận được quyết định kê biên tài sản của Tòa án hay thi hành án, mà người bán trả nợ cho ngân hàng rồi cùng người mua đến công chứng làm hợp đồng, có thông báo giải chấp tài sản thế chấp của ngân hàng. Vụ kiện xin hủy hợp đồng đến nay đã 4 năm mà Tòa chưa xử xong, do mỗi cấp tòa xét xử mỗi khác. Đến nay thì tòa sơ thẩm phải xử lại từ đầu do bị hủy án. Tôi xin hỏi, tôi rút đơn kiện xin hủy Hợp đồng chuyển nhượng tại Tòa án được không? Tôi làm đơn kiện chấp hành viên phụ trách vụ thi hành án của tôi để yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước được không?
Hỏi đáp pháp luật Trách nhiệm của người được giao bảo quản tài sản đã kê biên

Theo đề nghị của Ngân hàng A, cơ quan thi hành án đã thực hiện kê biên tài sản thế chấp cuả Công ty B để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo bản án đã có hiệu lực của pháp luật. Sau khi kê biên, Ngân hàng B đã có văn bản đề nghị giao tài sản cho Ngân hàng bảo quản để phòng tránh trường hợp Công ty B sử dụng làm hư hỏng, hao mòn hoặc tẩu tán tài sản nhưng cơ quan thi hành án vẫn cho Công ty B tiếp tục sử dụng tài sản để kinh doanh. Giá trị tài sản thế chấp không đủ để thanh toán khoản nợ và Công ty B cũng không còn tài sản nào khác để có thể xử lý. Hỏi, nếu tại thời điểm xử lý bán tài sản, tài sản bị hao mòn, hư hỏng do sử dụng không còn giá trị như tại thời điểm định giá thì ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Hỏi đáp pháp luật Kê biên tài sản có đúng không?

Tôi là người phải thi hành án trả cho ông A số tiền 2 tỷ đồng. Cơ quan thi hành án đã thực hiện việc kê biên tài sản của tôi là nhà ở và quyền sử dụng đất ở ước tính trị giá là 5 tỷ đồng. Sau khi kê biên xong được 10 ngày, ông A phát hiện tôi có 500 triệu đồng tiền gửi tại ngân hàng và đã báo cho cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án lại ra Quyết định kê biên tiếp số tiền 500 triệu đồng của tôi ở ngân hàng để thi hành án. Xin hỏi cơ quan thi hành án thực hiện việc kê biên có đúng pháp luật hay không?

Hỏi đáp pháp luật Việc cưỡng chế kê biên tài sản là đúng hay sai

Bố mẹ tôi ly hôn vào năm 2000. Trong bản án của tòa án công nhận mẹ tôi được quyền quản lý sử dụng toàn bộ diện tích đất 200m2, tuy nhiên mẹ tôi phải trả lại khoản chênh lệch cho bố tôi là 9.000.000đ. Do hoàn cảnh lúc đó mẹ tôi chưa có tiền để đưa cho bố tôi ngay nên mẹ tôi chỉ đưa trước 1.000.000đ, số tiền còn lại mẹ tôi đã làm giấy cam kết (có xác nhận của địa phương) trả từ từ cho bố tôi trong một thời gian ngắn. Đến năm 2001, cơ quan thi hành án đã xuống nhà tôi cưỡng chế kê biên tài sản của mẹ tôi mà không hề có bất cứ giấy tờ gì nhằm thông báo lý do hay căn cứ để kê biên. Tôi muốn hỏi việc làm đó của cơ quan thi hành án là đúng hay sai?

Hỏi đáp pháp luật Kê biên tài sản chưa hoàn thành thủ tục chuyển quyền

Theo Quyết định thi hành án ra tháng 9/2012 thì vợ chồng A, B có nghĩa vụ trả H 800.000.000đồng. Cơ quan thi hành án tiến hành xác minh biết: vợ chồng A, B có nhà, đất, UBND xã chưa từng được chứng thực việc chuyển nhượng, Văn phòng đăng ký QSD đất cũng chưa được làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thế chấp nhà đất này. Cơ quan thi hành án ra quyết định kê biên nhà và đất thì A, B xuất trình giấy chuyển nhượng nhà đất cho C vào tháng 12/2008. Nội dung giấy chuyển nhượng ghi vợ chồng A, B chuyển nhượng toàn bộ đất và nhà, các công trình xây dựng khác trên đất cho bà C. A, B đã nhận đủ tiền, C đã nhận Giấy chứng nhận QSD đất; hai bên thống nhất giấy tờ mua bán này chỉ là tạm thời để tiện cho việc sử dụng của hai bên, khi nào C có nhu cầu sang tên đổi chủ, làm thủ tục pháp lý thì A, B sẽ cùng ký nhận. Giấy chuyển nhượng nhà đất có (chỉ có) dấu, chữ ký của Chủ tịch UBND xã nơi có nhà đất. (Hiện tại vợ chồng A, B vẫn đang sống tại nhà đất này). Vậy xin hỏi: hợp đồng (giấy) chuyển nhượng nhà đất nói trên có hiệu lực hay không? Giấy chuyển nhượng nhà đất đã được chứng thực hay chưa? Cơ quan thi hành án thực hiện việc kê biên như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Ưu tiên thanh toán khi kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp

Theo bản án của tòa án, A là người được thi hành án. Quá trình thi hành án, Chấp hành viên đã ra quyết định cưỡng chế kê biên để thi hành án. Tuy nhiên tài sản đã kê biên thì đang thế chấp tại Ngân hàng (chỉ công chứng hợp đồng thế chấp QSDĐ nhưng không đăng ký giao dịch đảm bảo). Như vậy, khi phát mãi tài sản để thi hành án thì Ngân hàng hay A được ưu tiên thanh toán?

Hỏi đáp pháp luật Cưỡng chế kê biên tài sản chuyển nhượng sau khi có bản án

Chi cục THADS thành phố A đang thụ lý vụ kiện dân sự theo bản án thì bà D phải trả cho bà S 200 triệu đồng, Chấp hành viên đã tống đạt Quyết định thi hành án hợp lệ và tiến hành xác minh tài sản của bà D thì được biết bà D đang sử dụng 250m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ). Trong thời gian tự nguyện thi hành án 15 ngày, bà D đã chuyển nhượng cho ông H toàn bộ diện tích đất nêu trên có công chứng hợp đồng tại Văn phòng công chứng nhưng ông H chưa làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Vậy Chấp hành viên có được kê biên 250m2 đất nêu trên không? Giá trị pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng đã qua Công chứng như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Kê biên tài sản đã chuyển nhượng cho người khác nhưng chưa đăng ký quyền sở hưu, sử dụng?

Công ty A bán xăng cho B có hợp đồng mua bán rõ ràng. Thời gian sau B không có khả năng thanh toán và A kiện B ra Tòa án huyện X. Năm 2013, Tòa án huyện X hòa giải thành và ra quyết định buộc B trả A 985 triệu đồng cả tiền gốc và lãi phát sinh. B đã giao mảnh đất trị giá 60 triệu cho A và được cơ quan thi hành án huyện X xác nhận. Sau đó Chi cục thi hành án huyện X có văn bản ủy thác thi hành án huyện Y, nơi có tài sản đất trị giá 2 tỷ của B để tiếp tục buộc B thi hành án số tiền còn lại. Thời gian sau, Chi cục thi hành án huyện Y có quyết định cưỡng chế tài sản trên của B tại huyện Y nhưng B thông báo rằng tài sản trên đã chuyển nhượng cho ngân hàng C từ tháng 11/2011. Tuy nhiên chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu tại Văn phòng đăng ký QSDĐ. Hỏi: - Hợp đồng chuyển nhượng giữa B và ngân hàng C có thể bị cho là vô hiệu hay không? - Tại thời điểm kê biên, tài sản trên có phải vẫn còn quyền sở hữu của B hay không?

Hỏi đáp pháp luật Đơn kiện tài sản bị kê biên
Ngày 08/10/2010 ông Ánh và bà Ngọc uỷ quyền cho ông Thanh chuyển nhượng cho tôi quyền sử dụng căn nhà và đất diện tích đất 83,4m2 mang tên bà Ngọc. Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng tại Văn phòng Công chứng. Do gặp khó khăn tài chính, tôi chưa đăng ký quyền sử dụng diện tích đất nêu trên mà vẫn còn mang tên bà Ngọc. Đầu năm 2012, do ông Ánh, bà Ngọc nợ ông Thanh số tiền 405.200.000 đồng nên Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố đã ra Quyết cưỡng chế thi hành án. Do ông Ánh, bà Ngọc biết được tôi chưa đăng ký quyền sử dụng diện tích đất nêu trên mà vẫn còn mang tên bà Ngọc nên bà Ngọc đã đề nghị Chi cục THADS kê biên, xử lý tài sản là diện tích đất 83,4m2 và tài sản trên. Chi cục THADS thành phố đã tin vào đề nghị của bà Ngọc mà không xác minh đầy đủ dẫn đến việc đã ra Quyết định cưỡng chế kê biên cả tài sản của tôi. Tôi đã khiếu nại và được trả lời là làm đơn kiện lên Cục Thi hành án tỉnh. Tôi không biết ghi tên người bị kiện là ai và lý do kiện như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
Hỏi đáp pháp luật Kê biên, xử lý tài sản đang thế chấp

Ông A là người phải thi hành án cho bà B. Để thi hành vụ việc trên Chi cục THADS huyện M đã tiến hành kê biên tài sản của ông A theo quy định tại Điều 90 Luật THADS - Tài sản này ông A đang thế chấp tại Ngân hàng. Sau khi tiến hành các thủ tục thẩm định giá, bán đấu giá, bà B là người mua trúng tài sản đấu giá. Lúc này hợp đồng tín dụng giữa ông A và Ngân hàng chưa đến hạn nhưng sau khi cơ quan THA kê biên tài sản của ông A thì Ngân hàng đã gửi công văn đến cơ quan THA đề nghị phối hợp thu hồi nợ và ưu tiên thanh toán cho Ngân hàng. Sau khi bán tài sản, cơ quan THA đã thanh toán tiền cho Ngân hàng, số tiền còn lại để thi hành các khoản phải THA theo quy định. Tuy nhiên sau khi tài sản bị bán đấu giá, ông A đã khởi kiện Chi cục THADS đề nghị Tòa án hủy Quyết định kê biên, biên bản kê biên, hợp đồng bán đấu giá tài sản giữa Chi cục THADS với công ty bán đấu giá, đề nghị hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá giữa công ty bán đấu giá và bà B là người mua trúng tài sản; Tòa án sơ thẩm thụ lý vụ việc trên và xem xét toàn bộ quá trình thi hành án của cơ quan THADS. Sau đó tuyên hủy yêu cầu khởi kiện của ông A. Ông A tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa án Phúc thẩm xét xử cho rằng cơ quan THA được phép kê biên tài sản của người phải THA nhưng không được xử lý tài sản đã kê biên khi hợp đồng tín dụng chưa đến hạn và không coi công văn Ngân đề nghị phối hợp thu hồi nợ của Ngân hàng là sự đồng ý của Ngân hàng để cơ quan THA xử lý tài sản đang cầm cố. Do vậy Tòa Phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại do chưa làm rõ ý kiến của Ngân hàng.Hiện nay Tòa án sơ thẩm đã thụ lý lại vụ việc đẻ xét xử lại. Vụ việc kéo dài khiến cơ quan THA không giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá, gây tổn thất cho người mua trúng đấu giá cũng là người được THA. Qua vụ việc trên tôi có những câu hỏi như sau: - Theo quy định tại Điều 90 Luật THADS thì cơ quan THA kê biên tài sản của ông A đang thế chấp tại Ngân hàng khi hợp đồng tín dụng chưa đến hạn có đúng không? - Khi xử lý tài sản kê biên pháp luật có quy định phải được sự đồng ý của Ngân hàng hay không? Công văn đề nghị phối hợp thu hồi nợ của Ngân hàng gửi cơ quan THA có được coi là sự đồng ý của Ngân hàng không? - Nếu cơ quan THA được phép kê biên tài sản của ông A theo Điều 90 Luật THADS thì theo quy định tại Điều 101 về bán tài sản đã kê biên thì việc cơ quan THA bán đấu giá tài sản của ông A không quy định việc hợp đồng tín dụng phải đến hạn và Ngân hàng phải đồng ý cho bán tài sản thì cơ quan THA mới được bán. Vậy việc Tòa án cấp phúc thẩm nhận định cơ quan THA bán tài sản của ông A khi chưa được sự đồng ý của Ngân hàng có đúng không? - Tòa án có thẩm quyền xem xét quá trình THA của cơ quan THA hay không?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào