Kê biên tài sản có đúng không?
Điều 71 Luật Thi hành án dân sự quy định 06 loại biện pháp cưỡng chế thi hành án báo gồm: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Khai thác tài sản của người phải thi hành án. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Chấp hành viên lựa chọn biện pháp cưỡng chế phù hợp, bảo đảm hiệu quả việc thi hành án. Trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, pháp luật hiện nay không quy định cấm việc đã kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất ở lại được xử lý tài sản khác là tiền của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án. Vì thế, trường hợp bà hỏi, ngoài tài sản là nhà ở, đất ở đã kê biên và số tiền bà đang gửi tại ngân hàng, thì sau khi kê biên tài sản là nhà ở và đất ở, mới phát hiện bà có khoản tiền lớn (500 triệu đồng) đang gửi tại ngân hàng, thì cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cần thiết để xử lý khoản tiền đó đảm bảo thi hành án là không trái pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp bà nêu, số tiền nêu trên đang gửi tại ngân hàng, nhưng cơ quan thi hành án ra quyết đinh kê biên số tiền này thì việc ra quyết định kê biên tiền là chưa phù hợp về lựa chọn biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Trong trường hợp này, Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Thi hành án dân sự về thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ: “Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng”.
Trường hợp số tiền 500 triệu đồng của bà gửi trong tài khoản tại ngân hàng, thì Chấp hành viên thực hiện theo Điều 76 Luật Thi hành án dân sự về khấu trừ tiền trong tài khoản, như sau: Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?