Yêu cầu về giấy nghỉ phép đối vơi giáo viên?
Yêu cầu về giấy nghỉ phép đối vơi giáo viên?
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Lê Văn Toàn, giáo viên công tác tại xã Bản Phùng, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và ông Nguyễn Trọng Khang, giáo viên trường THCS xã Đoàn Kết, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, phản ánh với nội dung như sau: Kể từ ngày 1/1/2011, các giáo viên công tác tại xã Bản Phùng (tỉnh Lào Cai) và xã Đoàn Kết (tỉnh Lạng Sơn), 2 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, bị cắt chế độ phụ cấp đang hưởng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Theo phản ánh của các địa phương, mặc dù đến nay chưa có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các xã này đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản của Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (giai đoạn II), nhưng thời điểm áp dụng theo quy định tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg đã hết hiệu lực, trong khi Nghị định 61/2006/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành. Vì vậy, từ ngày 1/1/2011 đến nay, các địa phương này đều không thực hiện chính sách đối với các đối tượng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP nêu trên. Ông Lê Văn Toàn và ông Nguyễn Trọng Khang đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về các trường hợp này.
Kính nhờ LS quan tâm trả lời! Trường em đóng trên địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định của nhà nước. Trong năm, do thiếu biên chế nên trường đã hợp đồng thêm một số giáo viên (trả lương tháng theo hệ số căn cứ theo bằng cấp tốt nghiệp) để giảng dạy. Em không biết các giáo viên này có được hưởng phụ cấp khu vực không? Tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ ban dân tộc có quy định: Phạm vi và đối tượng áp dụng: "1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập". Em chưa hiểu những đối tượng nào được gọi là lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định. Kính đề nghị LS quan tâm trả lời!!
Thưa luật sư, Đối với giáo viên mầm non ngoài công lập đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu (55 tuổi đối với nữ) thì được hưởng chế độ, chính sách gì? Trân trọng
Ở trường tôi có một giáo viên mới chỉ học hết THPT. Để được tham gia kỳ tuyển dụng viên chức, bạn ấy đã mua bằng trung cấp sư phạm mầm non. Vậy bạn ấy sẽ phải xử lý như thế nào? Nguyễn Thị Bừng - Tỉnh Thanh Hóa (ngbung***@gmail.com).
Đầu năm học 2014-2015, tôi được nhận vào dạy hợp đồng tại một trường tiểu học công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn (KTXH - ĐBKK) của tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, đến năm học này tôi vẫn chưa được hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi. Xin hỏi, trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp trên hay không? - Trương Bảo Khanh (baokhanh_sonnu@gmail.com).
Tôi ở vùng thuận lợi, sau khi thi viên chức tôi đã trúng tuyển về làm giáo viên vùng có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách. Cho đến nay tôi vẫn đang công tác tại trường mà tôi đã trúng tuyển trong kỳ thi viên chức. Hiện nay tôi đã chuyển hộ khẩu đến vùng có điều kiện kinh tế, xã hội ĐBKK nơi đang công tác. Vậy trường hợp của tôi có được hưởng chế độ theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP nữa hay không? - Nguyễn Huy (diachiemailtambay@gmail.com).
GD&TĐ - Tập thể cán bộ, giáo viên tỉnh Quảng Trị hỏi: Chúng tôi là những cán bộ, giáo viên, tốt nghiệp sư phạm được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước và hưởng lương theo ngạch giáo viên Tuy chúng tôi không trực tiếp giảng dạy nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi đang làm nhiệm vụ giáo dục tại cơ sở giáo dục công lập như: Chủ nhiệm lớp, coi thi... Song Hội đồng xét phụ cấp thâm niên Sở GD&ĐT Quảng Trị không phê duyệt chế độ phụ cấp này cho chúng tôi? Xin được hỏi như vậy là đúng hay sai?
Ông Trần Văn Thịnh (Kon Tum) tham gia giảng dạy tại trường THCS và đóng BHXH từ ngày 1/9/1997 đến 31/12/2005. Từ 1/1/2006 đến ngày 24/12/2008, ông Thịnh được điều động sang công tác tại UBND huyện. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà... Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Từ ngày 25/12/2008 đến nay, ông Thịnh được điều động bổ nhiệm làm cán bộ quản lý tại Trung tâm dạy nghề Đăk Tô, Kon Tum và hiện giữ chức Giám đốc Trung tâm dạy nghề Đăk Tô. Ông Thịnh được chuyển từ ngạch giáo viên Trung học, mã số 15113 sang ngạch chuyên viên, mã số 01003 từ ngày 1/1/2008. Ông Thịnh hỏi, trường hợp ông có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo hay không, nếu có thì cách tính như thế nào?
Tôi là nhà giáo trực tiếp giảng dạy được 12 năm (trong đó có 5 năm là giáo viên hợp đồng có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc). Tôi thấy theo hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3 , Điều 1 Thông tư số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 thì thời gian là giáo viên hợp động sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên. Nhưng theo mục a, khoản 1, Điều 2 Thông tư trên thì tôi hiểu thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên. Vậy giáo viên hợp đồng cũng được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên cũng được tính phụ cấp thâm niên. Xin được hỏi chuyên mục cách hiểu như thế có đúng không? Tôi có được tính phụ cấp thâm niên là 12 năm hay không? – Ngô Đức Trí – TP Hà Nội (ngoductrigv@gmail.com).
Ông Nguyễn Đình Hân (thninhhai.tg@...) là giáo viên công tác tại xã Phú Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từ năm 2003 - 2008, đã hưởng đủ 5 phụ cấp thu hút (3 năm 5 tháng theo Nghị định 35/2001/NĐ-CP và 1 năm 7 tháng theo Nghị định61/2006/NĐ-CP). Từ tháng 9/2008, ông Hân được chuyển công tác về xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển nhưng ông không được hưởng chế độ thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Từ tháng 9/2008 đến nay ông Hân không được hưởng phụ cấp ưu đãi. Ông Hân đề nghị giải đáp, ông không được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP có đúng không? Theo Nghị định19/2013/NĐ-CP, ông có được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút hay không?
Ông Nguyễn Công Thêm (nguyencongthem@...) đã có 9 năm làm giáo viên hợp đồng tại 1 trường cao đẳng nghề của tỉnh. Ông Thêm có trình độ đại học, hưởng lương hệ số 2,34, không có phụ cấp. Ông Thêm hỏi, ông có thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương và các loại phụ cấp khác không?
Tôi nghe nói Nhà nước có chế độ trợ cấp cho số giáo viên đang nghỉ hưu, xin cho biết cụ thể quy định này thế nào. Bản thân tôi làm công tác giảng dạy trung học cơ sở, và đã nghỉ hưu, tôi sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Phan Bích Hà (Cam Ranh)
Kính chào! em xin hỏi về chế độ của giáo viên phục vụ giảng dạy ở Xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trên địa bàng huyện Châu Thành - Tây Ninh.Bản thân em có hộ khẩu thường trú ở xã có kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, khi mới ra trường năm 2004 em công tác ở trường có thuận lợi về điều kiện kinh tế được ba năm.Sau ba năm năm 2006 thì em được quyết định điều động thuyên chuyển sang công tác ở trường có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cho đến nay. Em đã được hưởng thu hút theo Nghị định 35 năm 2001. Sau đó em tiếp tục được hưởng chế độ phụ cấp lâu năm theo Nghị định 116. Như vậy Theo nghị định 19 và Văn bản số 27/VBHN của Bộ Giáo dục ban hành. Vậy em xin hỏi là em vẫn đang công tác ở Xã có kinh tế đặc biệt khó khăn trên địa bàng huyện Châu Thành - TN, vậy em có được tiếp tục hưởng chế độ thu hút kéo dài theo NĐ 19 và Văn bản số 27/VBHN của Bộ Giáo Dục không?Theo khoản 3,điều 8 của văn bản hợp nhất số 27/VBHN-BGDĐT ngày 23/12/2014 thì có tính hộ khẩu thường trú của người được hưởng chế độ hay không? Xin quý thầy nói cho em hiểu rỏ hơn. Trân trọng cảm ơn!
Cháu có tìm hiểu kế hoạch thi tuyển công chức giáo dục năm 2015 và có chút thắc mắc muốn được giải đáp ạ! Năm 2014 các bạn học: tin học ứng dụng, mĩ thuật và thể dục học thêm chứng chỉ đoàn đội và đã được thì làm giáo viên tổng phụ trách đội ở cấp 1. Vậy cháu học cao đẳng sư phạm chuyên ngành: văn- công tác đội thì cháu có được thì làm giáo viên tổng phụ trách đội ở cấp 1 không ạ? Cháu cảm ơn! Người hỏi: Võ Văn Viên ( 12:44 10/09/2015)
Em đang là giáo viên THCS hợp đồng có thời hạn với quận Nam Từ Liêm, trường hợp em tham gia thi tuyển viên chức đợt gần nhất nếu không đỗ có tiếp tục được công tác tiếp không ạ, nếu em không tham gia dự thi viên chức thì có bị cắt hợp đồng không ? Em cảm ơn! Người hỏi: Văn Hà ( 15:47 16/06/2015)
Tôi là một trong những giáo viên dạy học ở các trường tiểu học đến nay là 17 năm. Từ năm 1994 đến 2006 tôi là giao viên dạy cơ bản. Từ năm 2006 đến nay tôi là GV Tổng phụ trách Đội. Ở huyện tôi có chỉ tiêu tuyển dụng biên chế Tổng phụ trách Đội, (Theo tôi được biết GV cử làm TPT Đội có tuổi đời từ 18 đến 35 tuổi, tôi năm nay 42 tuổi) vậy tôi có được xét tuyển đặc cách vào biên chế TPT Đội không? Rất mong được sự giúp đỡ của các bạn! Xin chân thành cảm ơn! Người hỏi: Nguyễn Thị Mậu ( 05:54 13/05/2013)
Em đang là sinh viên năm cuối ngành Sư phạm tiếng Pháp và bằng kép Ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Cho em hỏi là để trở thành giáo viên tiếng anh giảng dạy ở các trường phổ thông trong địa bàn Hà Nội thì em có phải học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hay không ạ? Nếu có thì em phải học khóa học gì ạ? Em đã học về sư phạm ở bằng 1 rồi (Sư phạm tiếng Pháp), nhưng bằng 2 lại chỉ là ngành Ngôn ngữ Anh. Vậy liệu có thể có sự bù trừ giữa 2 bằng không ạ? Em xin chân thành cảm ơn. Người hỏi: Nguyễn Thu Trang ( 16:27 31/03/2016)
Tôi đang dạy ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk, là giáo viên hợp đồng từ đầu năm 2013 nhưng cho đến nay nhà trường vẫn không đóng BHXH cho các giáo viên như tôi, chỉ đóng cho giáo viên trong biên chế. Như vậy là đúng hay sai? (Một GV)
Một số thầy, cô giáo của Trường THCS A là người địa phương và một số thầy, cô giáo là người ở nơi khác đến công tác tại xã A từ những năm 1998 trở về trước. Đến nay vẫn chưa được hưởng tiền trợ cấp lần đầu. Vậy những trường hợp của các thầy, cô giáo nêu trên có được hưởng tiền trợ cấp lần đầu hay không?