Nếu văn phòng công chứng làm mất di chúc đã nhận lưu giữ tại văn phòng mình (không phải vì lý do bất khả kháng) thì bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ tại văn bản nào?
Nếu văn phòng công chứng làm mất di chúc đã nhận lưu giữ tại văn phòng mình (không phải vì lý do bất khả kháng) thì bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ tại văn bản nào?
Tài sản chung của bố mẹ, khi mẹ em mất thì đã yêu cầu Tòa án chia tài sản. Giờ bố em lấy vợ 2 và muốn viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của bố cho vợ 2 thì có được không? Bọn em không đồng ý như thế?
Bố em và mẹ em có ly dị và em được toà phân ở với bố và em của em ở cùng mẹ. Sau đó bố em có lấy vợ mới và sinh 1 đứa em gái hiện đã được 3 tuổi. Thời gian vừa rồi bố em có cãi cọ với cô vợ mới và giận nhau, cô ấy dọn về nhà ngoại được khoảng hơn nửa năm. Tháng vừa rồi bố em có bị ốm và không may ông đã qua đời. Ông không hề để lại di chúc, về bố em và vợ mới có giấy đăng ký kết hôn. Còn trong hộ khẩu chỉ có duy nhất tên của em và bố. Trong quá trình hôn nhân không phát sinh thêm tài sản của cả bố và cô vợ mới. Vậy luật sư cho em hỏi về tài sản còn lại của bố em sẽ được phân định như thế nào? - Đây là thắc mắc của Ngọc Anh (Hà Nội)
Chào chuyên viên, tôi có thắc mắc với vấn đề như sau: Nếu khi đã từ chối nhận di chúc thì có được quyền đổi ý tham gia vào thỏa thuận phân chia di sản không? Xin cảm ơn.
Chào luật sư, chồng tôi mất sớm. Ba me chồng tôi có viết di chúc cho con trai tôi là quyền thừa kế sau 18 tuổi sẽ được đúng tên hợp pháp. Vậy tôi là mẹ có được hưởng cùng con không?
Khi di chúc bị thất lạc, tài sản đã chia theo pháp luật cho những người thừa kế mà tìm thấy di chúc bị thất lạc thì có bắt buộc phải chia lại tài sản theo di chúc không?
Chào anh chị tổ tư vấn. Mong được giải đáp với nội dung thắc mắc như sau: Việc hủy bỏ di chúc trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào có được Hiệp định hay Điều ước nào quy định không? Mong nhận được ý kiến phản hồi!
Bố mẹ tôi kết hôn hợp pháp từ năm 1985 và có con chung là tôi và anh trai. Tôi đã đi lấy chồng ở tỉnh khác. Do mắc bệnh hiểm nghèo nên bố tôi mất sớm. Trước khi mất, bố làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cả nhà và đất cho anh trai tôi, không để lại gì cho mẹ. Mẹ tôi có được hưởng tài sản gì không?
Mẹ tôi lập di chúc và đến công chứng tại Phòng công chứng thì bị từ chối vì nội dung di chúc có điều kiện là tôi không được bán căn nhà mà mẹ tôi để lại theo di chúc. Xin hỏi, việc từ chối công chứng này có đúng với quy định của pháp luật không?
Ông em mất có để lại di chúc thừa kế cho 4 người con của mình. Tuy nhiên, chú em là một trong 4 người con của ông cũng mất cùng thời điểm với ông. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi người có tên trong di chúc mất thì phần di sản xử lý thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Kim Yến - yen*****@gmail.com
Di chúc đã được lập đúng quy định pháp luật, người có tài sản cho con trai cả (có 2 con trai). Tuy nhiên, tháng 1/2018 người lập di chúc mất nhưng con trai cả đi làm xa không liên lạc được nên di chúc không được mở, đến tháng 10 con trai cả mới biết cha mình chết về chịu tang. Vậy tháng 10 này di chúc có được mở không, phần tài sản này con trai cả có được hưởng không?
Tôi hiện tại đã ngoài 70 tuổi, nhưng sức khỏe hiện tại đã yếu đi nhiều, không biết sống được bao lâu nữa, nên tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho con cháu nhưng không muốn ai biết về việc lập di chúc này thì làm thế nào để lập di chúc mà không có người làm chứng, không công chứng, chứng thực mà chỉ mình tôi biết thôi. Để đến khi tôi sắp chết thì tôi sẽ đưa cho con cháu thôi?
Tôi xin hỏi luật sư về di chúc chung của vợ chồng như sau: vợ chồng lập di chúc chung để định đoạt tài sản là bất động sản cho hai người con trai năm 2014 đã được UBND xã chứng thực. Đến năm 2017 bên chồng chết trước. Vậy hiện nay người được chỉ định trong di chúc có quyền khai nhận di sản thừa kế để được cấp giấy chứng nhận không?
Xin hỏi Ban biên tập là ông bà tôi có lập di chúc ở phòng tư pháp xã và đã được chứng thực. Nhưng sau 1 năm ông mất, bà tôi có đến phòng công chứng tư nhân xin sửa đổi lại di chúc và đã được công chứng viên lập văn bản và chứng thực lại. Nhưng xin hỏi Ban biên tập khi phòng công chứng tư nhân đó sửa lại di chúc cho bà tôi có hợp lệ không khi không thông báo bằng văn bản cho uỷ ban xã biết về việc sửa đổi đó. Xin hỏi Ban biên tập nếu không gửi cho uỷ ban vậy liệu di chúc của bà tôi khi chết có hiệu lục không?
Chào anh chị! Sau khi người bố của bạn tôi mất, bạn tôi có dọn dẹp đồ đạc thì phát hiện một tờ di chúc chia tài sản viết bằng tay do người bố để lại. Vậy cho tôi hỏi với một di chúc viết tay không có người làm chứng như vậy thì pháp luật có công nhận không? Mong anh chị giải đáp. Xin cám ơn!
ôi tên N.N .N tôi 75 tuổi, tôi muốn lập di chúc để phân chia tài sản cho các con, tôi muốn hỏi hiện nay có những loại di chúc nào?
Tôi tên là Lê Thị Huỳnh An, tôi 30 tuổi, chồng tôi là ông Võ Quang Nhân 75 tuổi, ông ấy lập di chúc sẽ để lại toàn bộ di sản cho tôi với điều kiện tôi không được lấy chồng mới sau khi ông ấy mất. Tôi muốn hỏi di chúc như vậy có được pháp luật công nhận không?
Ông Tài là nhà thầu, đang thực hiện dự án xây dựng cầu đường của nhà nước. Tuy nhiên do bị bệnh nặng, khó qua khỏi, ông lập sẵn di chúc để lại tài sản cho 02 người con và người vợ. Trong di chúc, ông nêu rõ người con tên Xuân được nhận di sản thừa kế của ông và có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện dự án cầu đường mà ông đang thi công dang dở. Ông Tài giao nghĩa vụ cho Xuân như vậy có đúng không? Xuân không muốn thực hiện, nên đã từ chối nhận di san thừa kế. Vậy Xuân có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mà ông Xuân đã giao không?
Con trai tôi là Phạm Vũ có vợ là Phúc và con trai 15 tuổi. Do bị bệnh nặng từ lâu nên Vũ đã lập sẵn di chúc và được công chứng bằng văn bản. Khi con mất, tôi mới biết di chúc để tại toàn bộ tài sản cho vợ là Phúc. Tôi nghe người ta nói rằng di chúc để lại sao thì phải làm đúng như vậy. Xin hỏi, tôi là cha của Vũ và mẹ của Vũ vẫn còn sống, chúng tôi có thể khởi kiện để sửa lại di chúc đó không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.
Ông của tôi dù đã 92 tuổi, nhưng vẫn còn khỏe, tuy nhiên vừa qua đột nhiên ông mệt, trở bệnh nặng, nên có kêu tất cả con cháu về, trong thời gian đợi xe cấp cứu đến thì ông có nói là đất đai của ông sẽ được chia đều cho 06 người con và dưa cháu là tôi, riêng tôi là cháu người sống cùng ông từ nhỏ được hưởng thêm 03 căn nhà hiện đang đứng tên ông. Ông nói và cả nhà đều nghe rõ, sau khi đưa đến viện được bác sĩ cứu chữa kịp thời thì ông qua cơn nguy kịch, và dần khỏe nay cũng hơn 03 tháng mà không thấy ai nhắc đến di chúc miệng hôm đấy của ông, thế cho tôi hỏi: Lúc này hiệu lực của di chúc bằng lời nói có còn được tính nữa không ạ?