Khi đã từ chối nhận di chúc thì có được đổi ý không?
Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân được quy định như sau:
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Tuy nhiên, người hưởng thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản và được quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, trong trường hợp đã lập văn bản từ chối nhận di sản và gửi cho các đồng thừa kế, người quản lý di sản và người phân chia thừa kế biết thì việc từ chối đã có hiệu lực pháp luật. Ngược lại, việc từ chối di sản thừa kế chỉ không có hiệu lực pháp luật trong các trường hợp:
- Từ chối được thể hiện sau thời điểm phân chia di sản;
- Từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác;
- Chưa được lập thành văn bản;
- Chưa gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản thừa kế;
- Do người không được hưởng di sản thừa kế thực hiện…
Do đó, nếu thuộc những trường hợp được nêu trên thì việc từ chối nhận di chúc sẽ không có hiệu lực pháp luật và người thừa kế vẫn được quyền đổi ý để tham gia thỏa thuận phân chia tài sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm bãi bỏ mức lương cơ sở là khi nào?
- Ngày thần tài là gì? Ngày Vía Thần Tài 2025 vào mùng mấy tháng giêng?
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có được kiểm tra dạy thêm không?
- Bộ câu hỏi ôn thi đường lên đỉnh Olympia 2025 file Word có đáp án?
- Tổng hợp Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?