Đã có Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 178/2024 về chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
Đã có Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 178/2024 về chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
Ngày 24/1/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn kinh phí và lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, Thông tư 07/2025/TT-BTC quy định việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Thông tư 07/2025/TT-BTC áp dụng với những đối tượng sau đây:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP;
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc xác định nguồn kinh phí, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Đã có Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 178/2024 về chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ 24/1/2025?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2025/TT-BTC, nguồn kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
(1) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ: Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP
(2) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, trong đó lưu ý:
- Tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước để xác định nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện Nghị định 178/2024/NĐ-CP là số người dự kiến thuộc diện hưởng chính sách, chế độ trong phạm vi số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao;
- Đối với số người nằm ngoài chỉ tiêu số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động: Các cơ quan, đơn vị tự sắp xếp từ dự toán ngân sách nhà nước được giao, nguồn thu hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu hợp pháp khác để chi trả cho các đối tượng.
(3) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP
(4) Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2025/TT-BTC như sau:
- Đơn vị sử dụng dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên được giao hàng năm để chi trả các chế độ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2025/TT-BTC
- Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ còn lại (ngoài các chính sách, chế độ tại điểm a khoản này) tại Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 12, Điều 15 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
+ Đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là các bộ, cơ quan trung ương) thì ngân sách trung ương đảm bảo;
+ Đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý: Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách được tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương.
(5) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sau hợp nhất, sáp nhập được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với viên chức: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Đối với kinh phí thực hiện chế độ này ở địa phương được tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương.
Thông tư 07/2025/TT-BTC có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2025/TT-BTC có quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 01 năm 2025.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Như vậy, Thông tư 07 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?