Đã có Thông tư 03/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Vụ thuộc Tòa án nhân dân cấp cao?
- Đã có Thông tư 03/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Vụ thuộc Tòa án nhân dân cấp cao?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc Tòa án nhân dân cấp cao như thế nào?
Đã có Thông tư 03/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Vụ thuộc Tòa án nhân dân cấp cao?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 03/2024/TT-TANDTC quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Vụ thuộc Tòa án nhân dân cấp cao.
Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao có chức năng tham mưu, giúp Đảng ủy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ, thi đua, khen thưởng theo phân cấp; hành chính tư pháp, quản trị văn phòng, bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao.
Tòa án nhân dân cấp cao có các Vụ Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự, hành chính, gia đình và người chưa thành niên, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, phá sản và vụ án, vụ việc khác. Số lượng Vụ Giám đốc thẩm, tái thẩm do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Thông tư 03/2024/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Đã có Thông tư 03/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Vụ thuộc Tòa án nhân dân cấp cao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-TANDTC quy định về văn phòng nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao như sau:
- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
- Tiếp nhận và xử lý văn bản, đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; tiếp nhận, thụ lý vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đơn thư;
- Tổ chức công tác xét xử, công tác tiếp công dân theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định;
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao phân công;
- Thực hiện nhiệm vụ trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ theo quy định và phân cấp quản lý cán bộ;
- Thực hiện bố trí, sắp xếp, cơ cấu công chức theo vị trí việc làm; thực hiện công tác đánh giá công chức, người lao động theo quy định; tổ chức thực hiện kế hoạch của Tòa án nhân dân tối cao về luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động theo phân cấp; công tác thi đua khen thưởng theo quy định;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Thực hiện công tác tài chính, kế toán, bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí theo quy định;
- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất; bảo đảm trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, y tế của Tòa án nhân dân cấp cao;
- Quản lý, điều động phương tiện phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định;
- Thực hiện công tác lưu trữ, khai thác hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ theo quy định;
- Rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác Trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
- Chủ động theo dõi thông tin, nắm bắt tình hình dư luận, phản ánh về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc Tòa án nhân dân cấp cao như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2024/TT-TANDTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ giám đốc thẩm, tái thẩm như sau:
- Nghiên cứu, giải quyết văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định;
- Nghiên cứu, đề xuất việc xem xét, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định;
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ phiên họp, phiên tòa xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
- Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao đã có hiệu lực pháp luật theo quy định;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về tố tụng;
- Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo thẩm quyền;
- Tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?