Cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản của Bộ Tư pháp được tiến hành khi nào?
Chủ tịch Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản của Bộ Tư pháp là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quyết định 2419/QĐ-BTP năm 2024 như sau:
Điều 12. Thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản
1. Đơn vị chủ trì thẩm định dự kiến số lượng, thành viên, đề xuất việc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định và thời gian tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
2. Thành phần Hội đồng tư vấn thẩm định gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo đơn vị chủ trì thẩm định, Thư ký là công chức chuyên môn của đơn vị chủ trì thẩm định;
b) Đại diện có chuyên môn phù hợp của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ;
c) Đại diện Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy định tại khoản 5 Điều 5 của Quyết định này;
d) Chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn phù hợp, am hiểu vấn đề thuộc nội dung của đề nghị xây dựng văn bản;
đ) Đại diện có chuyên môn phù hợp của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.
[...]
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản của Bộ Tư pháp là Lãnh đạo Bộ Tư pháp.
Cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản của Bộ Tư pháp được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản của Bộ Tư pháp được tiến hành khi nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Quyết định 2419/QĐ-BTP năm 2024 có quy định như sau:
Điều 13. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định
1. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định do Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền hoặc giao lại cho Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc Lãnh đạo đơn vị chủ trì thẩm định chủ trì cuộc họp của Hội đồng.
Cuộc họp chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp không thể có mặt tại cuộc họp, thành viên Hội đồng có thể ủy quyền cho người khác thay mình trình bày ý kiến thẩm định hoặc gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến thẩm định bằng văn bản. Thành viên có ý kiến bằng văn bản được tính vào số thành viên có mặt.
2. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định được tiến hành theo trình tự sau:
a) Đại diện cơ quan chủ trì lập đề nghị xây dựng văn bản trình bày những nội dung cơ bản của đề nghị xây dựng văn bản. Trong trường hợp cần thiết, các thành viên Hội đồng có thể yêu cầu làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản;
b) Đại diện đơn vị chủ trì thẩm định cung cấp thông tin liên quan tới đề nghị xây dựng văn bản và nêu những vấn đề cần thảo luận;
c) Thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định trao đổi, thảo luận theo những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 39, khoản 3 Điều 88 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thư ký Hội đồng tư vấn thẩm định hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm trình bày văn bản thể hiện ý kiến thẩm định của thành viên vắng mặt (nếu có);
d) Đại diện cơ quan chủ trì lập đề nghị xây dựng văn bản giải trình về một số vấn đề chưa thống nhất, còn có ý kiến khác nhau;
đ) Chủ trì cuộc họp kết luận. Trường hợp cần thiết, chủ trì cuộc họp có thể tiến hành hội ý riêng Hội đồng tư vấn thẩm định trước khi kết luận.
[...]
Như vậy, cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản Bộ Tư pháp chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng.
Trong trường hợp không thể có mặt tại cuộc họp, thành viên Hội đồng có thể ủy quyền cho người khác thay mình trình bày ý kiến thẩm định hoặc gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến thẩm định bằng văn bản. Thành viên có ý kiến bằng văn bản được tính vào số thành viên có mặt.
Biên bản cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản của Bộ Tư pháp phải có chữ ký của ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Quyết định 2419/QĐ-BTP năm 2024 như sau:
Điều 13. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định
[...]
3. Thư ký Hội đồng có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định. Biên bản phải ghi đầy đủ những vấn đề được thảo luận, các ý kiến phát biểu tại cuộc họp và kết luận của Chủ trì cuộc họp Hội đồng.
Biên bản cuộc họp phải được Chủ trì cuộc họp Hội đồng và Thư ký Hội đồng ký.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì iên bản cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản của Bộ Tư pháp phải có chữ ký của Chủ trì cuộc họp Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.