Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp?
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có quy định như sau:
- Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
+ Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
+ Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
+ Vụ Pháp luật quốc tế.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Vụ Con nuôi.
+ Thanh tra Bộ.
+ Văn phòng Bộ.
+ Tổng cục Thi hành án dân sự.
+ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
+ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
+ Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
+ Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
+ Cục Trợ giúp pháp lý.
+ Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
+ Cục Bồi thường nhà nước.
+ Cục Bổ trợ tư pháp.
+ Cục Kế hoạch - Tài chính.
+ Cục Công nghệ thông tin.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ:
+ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
+ Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
+ Học viện Tư pháp.
+ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
+ Báo Pháp luật Việt Nam.
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp đóng vai trò gì trong công tác xây dựng pháp luật?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật có quy định như sau:
- Trình Chính phủ dự thảo chiến lược, đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật;
- Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị xây dựng nghị định;
- Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cho ý kiến đối với đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật;
- Chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
- Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp?
Căn cứ khoản 26 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
26. Về hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật trên phạm vi toàn quốc theo quy định pháp luật; thực hiện công tác hợp tác quốc tế và thông tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Trình Chính phủ việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện, từ bỏ, rút khỏi điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
c) Đề xuất gia nhập, tham gia các tổ chức quốc tế; là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức quốc tế về tư pháp và pháp luật mà Việt Nam là thành viên theo sự phân công của Chính phủ.
...
Vậy, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp là:
- Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật trên phạm vi toàn quốc theo quy định pháp luật;
- Thực hiện công tác hợp tác quốc tế và thông tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
- Trình Chính phủ việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện, từ bỏ, rút khỏi điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Đề xuất gia nhập, tham gia các tổ chức quốc tế;
- Là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức quốc tế về tư pháp và pháp luật mà Việt Nam là thành viên theo sự phân công của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?