Cục An toàn thực phẩm cần làm gì để triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho Tết 2025?
Cục An toàn thực phẩm cần làm gì để triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho Tết 2025?
Theo Mục 7 Chỉ thị 01/CT-BYT năm 2025 thì Cục An toàn thực phẩm thực hiện các nhiệm vụ sau để triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm:
- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện công tác giám sát nguy cơ, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin, cảnh báo nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết.
- Tham mưu Bộ Y tế triển khai nội dung được phân công tại Kế hoạch 1751/KH-BCĐTW VSATTP năm 2024 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên Đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025.
Cục An toàn thực phẩm cần làm gì để triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho Tết 2025? (Hình từ Internet)
Đối tượng kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 gồm những ai?
Theo quy định tại Tiểu mục 1 Mục 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Kế hoạch 1751/KH-BCĐTW VSATTP năm 2024 thì đối tượng triển khai kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết 2025 là:
I. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Đối tượng
1.1 Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các Lễ Hội như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm v.v... vả các cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó, các đoàn của tuyến tỉnh tập trung kiểm tra những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm là đầu mối lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện kiểm tra.
[...]
Theo đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các Lễ Hội như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm v.v... vả các cơ sở dịch vụ ăn uống là đối tượng kiểm tra liên ngành trong dịp Tết 2025.
Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo trách nhiệm phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý; đồng thời chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm và các địa phương tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025 đối với Ủy ban nhân dân/ Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của cấp tỉnh thuộc các địa bàn được phân công trong Kế hoạch này.
Bên cạnh đó, đối với công tác quản lý về an toàn thực phẩm: Các đoàn kiểm tra của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025 tại địa phương, việc triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm và triển khai công tác kiểm tra.
Nội dung kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 bao gồm?
Đối với các nội dung kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết 2025 quy định tại Tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Kế hoạch 1751/KH-BCĐTW VSATTP năm 2024 bao gồm:
(1) Đối với các Ban Chỉ đạo và cơ quan quản lý nhà nước:
- Việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp;
- Công tác chỉ đạo, xây dựng ban hành kế hoạch và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025;
- Việc triển khai các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương. Đánh giá công tác quản lý đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại các Phụ lục II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP và quy định tại các Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Điều 37 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Điều 38 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Điều 39 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
- Hoạt động của các mô hình điểm an toàn thực phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn theo điều kiện đặc thù của từng địa phương.
(2) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm; chú trọng kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; chất lượng, an toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/tự công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; lấy mẫu kiểm nghiệm...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?