Cầu thang bộ trong nhà ở riêng lẻ cần bảo đảm các yêu cầu gì?

Cầu thang bộ trong nhà ở riêng lẻ cần bảo đảm các yêu cầu gì? Khi lắp thang máy tại nhà ở riêng lẻ cần chú ý điều gì?

Cầu thang bộ trong nhà ở riêng lẻ cần bảo đảm các yêu cầu gì?

Theo quy định tại Tiểu mục 5.11 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13967:2024 về Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế thì cầu thang bộ trong nhà ở riêng lẻ cần bảo đảm các yêu cầu sau:

- Chiều rộng của bản thang không nhỏ hơn 700 mm. Chiều rộng thông thủy của chiếu nghỉ, chiếu tới cầu thang không được nhỏ hơn chiều rộng thông thủy của vế thang;

CHÚ THÍCH: Chiều rộng tính toán thoát nạn của bản thang xem Hình A.24 và Hình A.25, Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13967:2024.

- Chiều cao thông thủy cầu thang bộ không nhỏ hơn 2 000 mm (xem Hình A.9, Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13967:2024);

- Chiều rộng mặt bậc thang không nhỏ hơn 250 mm, chiều cao bậc thang không nhỏ hơn 50 mm và không lớn hơn 220 mm (khuyến khích bậc thang có chiều cao không lớn hơn 190 mm), đồng thời có tổng của hai lần chiều cao cộng với chiều rộng bậc thang không nhỏ hơn 550 mm và không lớn hơn 700 mm (xem Hình A.9, Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13967:2024);

- Trường hợp sử dụng cầu thang có bậc hở thì hình chiếu đứng của mặt bậc phải trùm lên nhau ít nhất 16 mm, chiều cao thông thủy khe hở giữa hai bậc thang liền nhau không lớn hơn 100 mm;

- Cầu thang bộ cần có tay vịn ở hai bên vế thang, trường hợp một bên vế thang là tường thì có thể không có tay vịn phía tường;

- Vế thang, chiếu tới, chiếu nghỉ phải có lan can bảo vệ ở các cạnh hở. Lan can cần có chiều cao không nhỏ hơn 900 mm, các khe hở của lan can có chiều rộng thông thủy không lớn hơn 100 mm (xem Hình A.26, Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13967:2024).

Cầu thang bộ trong nhà ở riêng lẻ cần bảo đảm các yêu cầu gì?

Cầu thang bộ trong nhà ở riêng lẻ cần bảo đảm các yêu cầu gì? (Hinh từ Internet)

Khi lắp thang máy tại nhà ở riêng lẻ cần chú ý điều gì?

Theo quy định tại Tiểu mục 7.9 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13967:2024 về Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế, tùy thuộc nhu cầu sử dụng, việc thiết kế, lắp đặt và lựa chọn công suất, tải trọng, vận tốc của thang máy cần phù hợp với các yêu cầu nêu trong TCVN 6396-20 (EN 81-20), TCVN 7628-1 (ISO 4190-1) và các yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.

Ngoài ra, khi lắp thang máy tại nhà ở riêng lẻ còn cần lưu ý:

- Thang máy cần bảo đảm tải trọng định mức không nhỏ hơn 200 kg/m2 của sàn cabin và chịu được tối thiểu là 115 kg. Vận tốc định mức của cabin thang máy không vượt quá 0,3 m/s.

- Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp khí đốt đi qua giếng thang máy.

- Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thống điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy phải bảo đảm chỉ được vận hành khi tất cả các cửa đều đóng và cần cài đặt chế độ tự chuyển động về tầng một/trệt hoặc tầng phía trên, phía dưới một tầng và phải tự mở cửa cho người bên trong thoát ra ngoài khi mất điện hoặc sự cố kỹ thuật.

- Thang máy cần bảo đảm an toàn theo các yêu cầu về thang máy và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tiêu chuẩn về an toàn cháy cho nhà ở riêng lẻ chỉ sử dụng cho mục đích ở là gì?

Theo quy định tại Tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13967:2024 về Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế thì an toàn cháy cho nhà ở riêng lẻ chỉ sử dụng cho mục đích ở phải đáp ứng các yêu cầu chung:

- Các giải pháp an toàn cháy cần được xem xét áp dụng phù hợp với các giải pháp an ninh của nhà (nếu có) để đạt được mục đích về an toàn sinh mạng khi xảy ra cháy, cụ thể như sau:

+ Bảo đảm an toàn cháy cho người trong nhà;

+ Không để cháy lan sang các nhà liền kề, kể cả trong trường hợp nhà đang cháy bị sập đổ.

- Để bảo đảm an toàn cháy cho người trong nhà, cần thực hiện theo nguyên tắc cơ bản: bố trí và duy trì lối ra thoát nạn (các vị trí cửa ra) và đường thoát nạn (bao gồm các hành lang, cầu thang bộ, buồng thang bộ) để toàn bộ người trong nhà thoát được ra bên ngoài một cách an toàn hoặc di chuyển sang nhà liền kề. Cửa đi được lắp đặt trên lối ra thoát nạn tại tầng một/trệt cần mở được từ bên trong dễ dàng, nhanh chóng. Các cửa vận hành bằng điện ở điều kiện nhà hoạt động bình thường (khi không có cháy) cần mở được nhanh chóng ngay cả khi mất điện.

- Nên trang bị các dụng cụ phá dỡ tại gần các vị trí lối ra thoát nạn hoặc lối ra khẩn cấp của nhà để nhanh chóng mở được các cửa trên lối ra khi cần thiết.

Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn cháy cho người thì việc tổ chức thoát nạn có thể thực hiện qua cầu thang bộ bên trong nhà, để hở (cầu thang bộ loại 2, xem Hình A.19, Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13967:2024).

CHÚ THÍCH: Đối với nhà có từ 4 tầng đến 6 tầng trên mặt đất, khuyến khích bổ sung biện pháp ngăn ngừa khói lọt qua các cửa trên lối ra của tất cả các gian phòng đi vào không gian liên thông với cầu thang bộ loại 2. Ngoài ra, có thể lựa chọn bố trí thêm các lối ra khẩn cấp nêu tại 9.1.9 để người trong nhà thoát được ra khỏi khu vực chịu các tác động nguy hiểm của đám cháy (khói, khí độc, nhiệt độ cao) và đến các khu vực lánh nạn tạm thời có tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Ngoài ra,khi trong nhà có bố trí khu vực có nguy cơ phát sinh cháy cao (ví dụ: khu vực để ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe điện, hay hàng hóa, đồ đạc bằng chất hoặc vật liệu dễ bắt cháy, v.v.) ở tầng một/trệt, nơi có lối ra thoát nạn của nhà (cửa ra vào chính của nhà) hoặc ở những nơi có ảnh hưởng đến đường thoát nạn, thì nên lựa chọn áp dụng thêm giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà để ngăn ngừa khỏi và các sản phẩm cháy lan truyền giữa các khu vực khác nhau trong nhà.

Công trình xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Cầu thang bộ trong nhà ở riêng lẻ cần bảo đảm các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiệm thu là gì? Quy trình nghiệm thu công trình có những bước nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về cấp độ 1 đánh giá an toàn công trình trong quá trình sử dụng từ 19/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
02 cấp độ đánh giá an toàn công trình trong quá trình sử dụng từ 19/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian bảo lãnh bảo hành có thể ngắn hơn so với thời gian bảo hành công trình xây dựng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang trong quá trình thi công và hoàn thành công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đưa vào kinh doanh bao gồm những phần nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là gì? Thông tin nào cần phải công khai trước khi đưa vào kinh doanh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình xây dựng
0 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào