02 cấp độ đánh giá an toàn công trình trong quá trình sử dụng từ 19/02/2025?
02 cấp độ đánh giá an toàn công trình trong quá trình sử dụng từ 19/02/2025?
Căn cứ Điều 8, Điều 9 Thông tư 14/2024/TT-BXD quy định 02 cấp độ đánh giá an toàn công trình trong quá trình sử dụng từ 19/02/2025 gồm:
Cấp độ 1: Kiểm tra trực quan
- Kiểm tra trực quan bao gồm: kiểm tra hiện trạng kết cấu công trình; kiểm tra tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình; kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa công trình ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
- Kiểm tra hiện trạng kết cấu công trình là để xác định các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu và các dấu hiệu suy thoái của vật liệu kết cấu. Trường hợp có dấu hiệu khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu thì tổ chức đánh giá phải đánh giá về khuyết tật, hư hỏng, biến dạng, suy thoái này và kiến nghị biện pháp xử lý (sửa chữa, gia cường kết cấu) nếu cần thiết hoặc đánh giá cấp độ 2 đối với kết cấu của một phần hoặc toàn bộ công trình.
- Kiểm tra tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình bao gồm: kiểm tra tải trọng thực tế so với tải trọng khi thiết kế; kiểm tra công năng sử dụng thực tế so với công năng khi thiết kế; kiểm tra việc chất tải thực tế so với chất tải khi thiết kế.
- Kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa công trình là để xác định và đánh giá tác động bất lợi của việc cải tạo, sửa chữa này đến kết cấu công trình.
Cấp độ 2: Đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết
Đánh giá cấp độ 2 được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi đánh giá cấp độ 1 có nghi ngờ về an toàn kết cấu công trình;
- Khi kết cấu công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có dấu hiệu bất thường gây nguy cơ mất an toàn.
Đánh giá cấp độ 2 bao gồm hai giai đoạn: đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết.
02 cấp độ đánh giá an toàn công trình trong quá trình sử dụng từ 19/02/2025? (Hình từ Internet)
Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định điều gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 14/2024/TT-BXD quy định đánh giá sơ bộ như sau:
Điều 10. Đánh giá sơ bộ
1. Trình tự thực hiện đánh giá sơ bộ như sau:
a) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và các dấu hiệu khác;
b) Khảo sát hiện trạng công trình;
c) Đánh giá sơ bộ;
d) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
2. Hồ sơ, tài liệu và các dấu hiệu khác cần được nghiên cứu ở giai đoạn đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 8 quy trình này;
b) Các dấu hiệu khác (ví dụ: sự thay đổi điều kiện đất nền, sự ăn mòn, v.v.).
3. Việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định rõ hệ kết cấu và các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu bằng phương pháp kiểm tra trực quan với các thiết bị, dụng cụ đơn giản. Trước khi khảo sát hiện trạng công trình, tổ chức đánh giá phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để xác định các kết cấu chịu lực, kết cấu quan trọng, kết cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định.
[....]
Như vậy, việc khảo sát hiện trạng công trình ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định rõ hệ kết cấu và các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu bằng phương pháp kiểm tra trực quan với các thiết bị, dụng cụ đơn giản. Trước khi khảo sát hiện trạng công trình, tổ chức đánh giá phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để xác định các kết cấu chịu lực, kết cấu quan trọng, kết cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định.
Trình tự thực hiện đánh giá chi tiết được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2024/TT-BXD quy định về đánh giá chi tiết như sau:
Điều 11. Đánh giá chi tiết
1. Trình tự thực hiện đánh giá chi tiết như sau:
a) Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu;
b) Khảo sát chi tiết đối với kết cấu;
c) Xác định đặc trưng vật liệu kết cấu;
d) Khảo sát địa chất công trình;
đ) Xác định tải trọng và tác động;
e) Phân tích kết cấu;
g) Kiểm tra kết cấu;
h) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
2. Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu
a) Hồ sơ, tài liệu đã được quy định tại khoản 2 Điều 8 quy trình này trong giai đoạn đánh giá chi tiết phải được nghiên cứu, xem xét chi tiết.
b) Khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu phải chú ý đến sự khác biệt trong các phương pháp kiểm tra kết cấu, yêu cầu cấu tạo của kết cấu theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đã áp dụng khi thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế áp dụng trong đánh giá.
[....]
Như vậy, trình tự thực hiện đánh giá chi tiết như sau:
- Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu;
- Khảo sát chi tiết đối với kết cấu;
- Xác định đặc trưng vật liệu kết cấu;
- Khảo sát địa chất công trình;
- Xác định tải trọng và tác động;
- Phân tích kết cấu;
- Kiểm tra kết cấu;
- Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?