Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân?
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1659/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Điều 22. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp. Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
[...]
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước có từ 03 đến 09 thành viên do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp.
Lưu ý: Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước là gì?
Căn cứ vào Điều 23 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1659/QĐ-KTNN năm 2024 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước như sau:
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
- Kiến nghị cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
- Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
- Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị.
- Kiến nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích.
Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Tham dự các cuộc họp của cơ quan, đơn vị có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước do ai trực tiếp chỉ đạo?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1659/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Điều 24. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số; tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được phản ánh trung thực đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo công chức, viên chức, người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
[...]
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước do Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban thanh tra nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?