Ban Thanh tra nhân dân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân?
Ban Thanh tra nhân dân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2477/QĐ-BKHCN năm 2024 như sau:
Điều 22. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân
[...]
3. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
4. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ban Thanh tra nhân dân Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm kỳ là 02 năm.
Ban Thanh tra nhân dân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là gì?
Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định tại Điều 23 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2477/QĐ-BKHCN năm 2024 như sau:
(1) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị.
(2) Kiến nghị cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị.
(3) Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
(4) Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị.
(5) Kiến nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính dáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích.
Trường hợp phát hiện cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
(6) Tham dự các cuộc họp của cơ quan, đơn vị có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
(7) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Ai có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2477/QĐ-BKHCN năm 2024 như sau:
Điều 25. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
[...]
2. Trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị
a) Giới thiệu nhân sự để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; tổ chức cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
b) Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết.
c) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.
d) Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
đ) Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân.
e) Thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, theo quy định của pháp luật (đối với cơ quan, đơn vị không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân).
Như vậy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?