Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào?
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào?
Tại Điều 36 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn như sau:
(1) Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm các thành viên được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 người.
(2) Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên cùng địa bàn.
Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề nghị thôn, tổ dân phố đã bầu thành viên đó xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ.
Trường hợp khuyết thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong nhiệm kỳ và thời gian còn lại của nhiệm kỳ là từ 06 tháng trở lên thì Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc bầu bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
(3) Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn như thế nào?
Tại Điều 37 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn như sau:
(1) Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.
(2) Là công dân thường trú trên địa bàn và không đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Trách nhiệm bảo đảm Nhân dân kiểm tra công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào?
Tại Điều 35 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát trong công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
(1) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
(2) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Tạo lập và bảo đảm vận hành ổn định, thường xuyên hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của Nhân dân, tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh để người dân có thể trực tiếp bày tỏ thái độ, sự đánh giá, nhận xét đối với hoạt động của chính quyền địa phương và của cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân;
- Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này. Khuyến khích các địa phương xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn;
- Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác của Nhân dân ở địa phương thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
- Xử lý người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
(3) Công dân chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà công dân đã kiến nghị, đề nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?