Các bệnh về mắt và tật khúc xạ của trẻ em có thể phục hồi thị lực tốt nếu được phát hiện sớm không?

Các bệnh về mắt và tật khúc xạ của trẻ em có thể phục hồi thị lực tốt nếu được phát hiện sớm không? Thời gian khám mắt định kỳ đối với trẻ em có tật khúc xạ là bao lâu?

Các bệnh về mắt và tật khúc xạ của trẻ em có thể phục hồi thị lực tốt nếu được phát hiện sớm không?

Căn cứ theo Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị ở trẻ em, học sinh ngày càng gia tăng do cuộc sống hiện đại đòi hỏi việc sử dụng mắt để học tập và vui chơi giải trí ngày càng nhiều. Mặt khác sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến thị giác của con em nhiều nơi cũng còn hạn chế.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hơn một nửa trẻ em bị mù có thể ngăn ngừa hoặc điều trị thành công nếu được phát hiện sớm các triệu chứng bất thường về thị giác. Do đó việc phát hiện sớm và khám sàng lọc tại tuyến cơ sở, đặc biệt tại trường học có vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát hiện sớm giảm thị lực và các vấn đề bất thường về mắt để kịp thời điều trị, giúp trẻ em thoát khỏi mù lòa, đảm bảo chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng gia đình, xã hội, đặc biệt là nâng cao sức khỏe và chất lượng học tập của các em.
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy một trong các nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở học sinh là tật khúc xạ. Hầu hết các bệnh về mắt và tật khúc xạ đều có thể phục hồi thị lực tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
[...]

Theo đó, hầu hết các bệnh về mắt và tật khúc xạ đều có thể phục hồi thị lực tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các bệnh về mắt và tật khúc xạ của trẻ em có thể phục hồi thị lực tốt nếu được phát hiện sớm không?

Các bệnh về mắt và tật khúc xạ của trẻ em có thể phục hồi thị lực tốt nếu được phát hiện sớm không? (Hình từ Internet)

Thời gian khám mắt định kỳ đối với trẻ em có tật khúc xạ là bao lâu?

Căn cứ theo Mục 3 Phần 1 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn phòng tránh các bệnh, tật về mắt cho trẻ mầm non như sau:

3.2. Phòng tránh các bệnh, tật về mắt
a) Đối với nhà trường
- Cho trẻ tăng cường các hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Thực hiện nguyên tắc 20 - 20 - 20: nhìn gần 20 phút, nhìn xa 20 giây ở khoảng cách 20 feet (tương đương với 6m).
- Tổ chức kiểm tra, đo thị lực mắt tối thiểu 01 lần/năm, riêng trẻ có tật khúc xạ kiểm tra thị lực mắt tối thiểu 6 tháng/lần.
- Khi ngồi tập vẽ, tập tô, giáo viên hướng dẫn giúp đỡ trẻ ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát mặt xuống bàn, khoảng cách từ mắt đến mặt bàn khoảng một khuỷu tay trẻ.
- Cần đảm bảo đủ ánh sáng trong lớp học.
- Đối với trẻ học bán trú, đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung đầy đủ vitamin A.
- Giáo viên hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo mỗi trẻ có khăn mặt riêng, rửa mặt bằng nước sạch, rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, không dùng tay dụi vào mắt.
- Không để trẻ chơi với các đồ vật sắc nhọn.
b) Đối với gia đình
- Cho trẻ tăng cường các hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Không cho trẻ xem tivi, điện thoại ở khoảng cách gần, liên tục và quá lâu, quá nhiều.
- Phối hợp với nhà trường cho trẻ đi kiểm tra thị lực hàng năm.
- Khi trẻ ngồi tập tô, tập vẽ giúp đỡ và hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát mặt xuống bàn và đảm bảo đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến mặt bàn khoảng một khuỷu tay trẻ.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung đầy đủ Vitamin A (trứng, thịt, cá, rau, củ, quả có màu đỏ).
- Cha mẹ trẻ hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch, rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, không dùng tay dụi vào mắt.
- Không để trẻ chơi với các đồ vặt sắc nhọn.
- Khi có dị vật vào mắt phải đến cơ sở y tế khám ngay.
- Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Như vậy, thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh có tật khúc xạ tối thiểu 6 tháng/lần.

Tật khúc xạ ở trẻ em thường là do đâu?

Căn cứ theo Mục 3 Phần 1 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:

3. Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực về mắt ở trẻ mầm non
3.1. Những yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây nên những bệnh, tật về mắt có thể do bẩm sinh di truyền và do mắc phải.
Một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh, tật về mắt mắc phải:
a) Bệnh về mắt
- Bệnh khô mắt: Thường do thiếu vitamin A, nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
+ Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng có nguồn gốc động vật và thực vật;
+ Ăn thiếu dầu mỡ;
+ Tiêu chảy kéo dài gây rối loạn hấp thu hoặc trẻ bị nhiễm khuẩn gây kém ăn;
+ Trẻ sơ sinh thiếu vitamin A thường do không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc trẻ được cai sữa sớm .
- Bệnh mắt hột: Do Chlamydia trachomatis gây ra, vi khuẩn mắt hột có nhiều trong dử (rử, ghèn, gỉ) mắt, nước mắt, thậm trí cả trong nước mũi của người bệnh. Nếu tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết này thì nguy cơ lây bệnh rất cao. Có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng chung như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối hoặc lây qua ruồi.
- Viêm kết mạc cấp: Thường do virus hoặc vi khuẩn có thể lây qua đường Tay- mắt hoặc đường hô hấp.
- Viêm loét giác mạc: Do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.
b) Tật về mắt
- Tật khúc xạ: Thường gặp là không gian sinh hoạt chặt hẹp, các điều kiện vệ sinh cho hoạt động thị giác không đảm bảo (sử dụng mắt nhìn gần quá nhiều, điều kiện chiếu sáng không đảm bảo, mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ; tư thế ngồi học không đúng, bàn ghế ngồi học không phù hợp với chiều cao của cơ thể trẻ).
[...]

Theo đó, tật khúc xạ ở trẻ em thường là do không gian sinh hoạt chặt hẹp, các điều kiện vệ sinh cho hoạt động thị giác không đảm bảo như sử dụng mắt nhìn gần quá nhiều, điều kiện chiếu sáng không đảm bảo, mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ; tư thế ngồi học không đúng, bàn ghế ngồi học không phù hợp với chiều cao của cơ thể trẻ.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 7 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 7/1/2025 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 1 là ngày gì? Ngày 10 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch dương tháng 1 năm 2025 Ất Tỵ: Chi tiết, đầy đủ, mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bệnh về mắt và tật khúc xạ của trẻ em có thể phục hồi thị lực tốt nếu được phát hiện sớm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Link http event fsel edu vn thainguyen đăng ký thi Tháng tự học Tiếng Anh Thái Nguyên 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng xem tuổi âm 12 con giáp năm 2025 chi tiết, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Xuân quê hương 2025 Hà Nội diễn ra khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết Tiểu Hàn 2025 là ngày nào? Tiết Tiểu Hàn 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
12/12 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? 12 tháng 12 âm 2024 là thứ mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Lê Nguyễn Minh Thy
13 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào