Điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025?
Điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định về từ 01/01/2025, điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ như sau:
(1) Điểm, vị trí, đoạn đường bộ hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ là hiện trạng công trình đường bộ mà trong thời gian 12 tháng xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông đường bộ đều có người chết;
- Xảy ra 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết;
- Xảy ra 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.
(2) Điểm, vị trí, đoạn đường bộ có tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là hiện trạng công trình đường bộ xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Trong thời gian 12 tháng: xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn có 01 người chết hoặc có ít hơn 4 vụ tai nạn giao thông nhưng chỉ có người bị thương;
- Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông, môi trường xung quanh điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông có các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường bộ.
Lưu ý: Trường hợp xảy ra số vụ tai nạn giao thông quy định tại (1) và (2) nhưng sau khi xác định tai nạn giao thông không phải nguyên nhân của kết cấu hạ tầng đường bộ thì không phải là điểm hay xảy ra tai nạn giao thông, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
Điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Trình tự xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định về trình tự xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Điều 15. Trình tự xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ
[...]
3. Xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ:
a) Đối với điểm hay xảy ra tai nạn giao thông trên các quốc lộ quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đường bộ nhưng chưa có trong kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ được duyệt, Cục Đường bộ Việt Nam quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) và tổ chức thực hiện kịp thời để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; cập nhật và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
b) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định tổ chức thực hiện xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;
c) Doanh nghiệp được nhà nước giao quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư này có trách nhiệm xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông kịp thời bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
[...]
Như vậy, trình tự xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện như sau:
- Đối với điểm hay xảy ra tai nạn giao thông trên các quốc lộ quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đường bộ 2024 nhưng chưa có trong kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ được duyệt, Cục Đường bộ Việt Nam quyết định cho phép:
+ Chuẩn bị đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) và
+ Tổ chức thực hiện kịp thời để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ;
+ Cập nhật và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Ủy ban nhân dân các cấp quyết định tổ chức thực hiện xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;
- Doanh nghiệp được nhà nước giao quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT có trách nhiệm xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông kịp thời bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ cụ thể ra sao?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định về tthực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Thông báo ngay khi có vụ tai nạn cho: lực lượng cảnh sát giao thông trên tuyến, cơ quan công an và chính quyền địa phương nơi gần nhất; tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ giao thông; người quản lý, sử dụng đường bộ;
- Tham gia xử lý khi có ùn tắc giao thông, cứu hộ, cứu nạn tai nạn giao thông; hướng dẫn tạm thời giao thông trong trường hợp cần thiết khi chưa có cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ;
- Bảo vệ hiện trường, đánh giá thiệt hại kết cấu hạ tầng đường bộ đối với trường hợp vụ tai nạn làm gãy, hỏng hộ lan, lan can cầu, cột tiêu, biển báo, làm hư hỏng cầu và các trường hợp gây thiệt hại kết cấu hạ tầng đường bộ; yêu cầu người điều khiển phương tiện ở lại hiện trường; thông báo cho người quản lý, sử dụng đường bộ; phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng cảnh sát giao thông trên tuyến lập biên bản xác nhận thiệt hại làm căn cứ yêu cầu thực hiện bồi thường;
- Hàng tháng, quý, năm tổng hợp số vụ tai nạn giao thông đường bộ theo ba tiêu chí (số vụ tai nạn, số người tử vong và số người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ), lý trình, vị trí tai nạn giao thông đường bộ; báo cáo người quản lý, sử dụng đường bộ;
- Phát hiện các tồn tại trong tổ chức giao thông, điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ; đề xuất người quản lý, sử dụng đường bộ xử lý.
Lưu ý: Thông tư 41/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?