Đã có Nghị định 176/2024/NĐ-CP về sử dụng kinh phí thu từ xử phạt giao thông đường bộ?
Đã có Nghị định 176/2024/NĐ-CP về sử dụng kinh phí thu từ xử phạt giao thông đường bộ?
Ngày 30/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo đó, Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí; nội dung chi, mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Đồng thời, Nghị định 176/2024/NĐ-CP áp dụng đối với những đối tượng sau đây:
(1) Cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước:
- Bộ Công an;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương ngoài đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(2) Bộ Công an được sử dụng kinh phí thu từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước:
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Căn cứ vào kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được bố trí, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập phương án phân bổ ngân sách cho các cơ quan tại địa phương quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 176/2024/NĐ-CP, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và gửi Bộ Công an, cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định; việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đã bố trí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Trường hợp nguồn kinh phí chi thường xuyên hoặc các nguồn khác từ ngân sách nhà nước bố trí cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa đáp ứng yêu câu thì được sử dụng nguồn kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Đã có Nghị định 176/2024/NĐ-CP về sử dụng kinh phí thu từ xử phạt giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Nghị định 176/2024/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 176/2024/NĐ-CP Tại đây có quy định cụ thể về hiệu lực thi hành như sau:
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Nghị định 176/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định chấp hành báo hiệu đường bộ:
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
[...]
Theo đó, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Tín hiệu đèn giao thông
- Biển báo hiệu đường bộ
- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường
- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H
- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?