Cách tạo mục lục tự động trong Word? Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Nghị định 30?

Cách tạo mục lục tự động trong Word? Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Nghị định 30 như thế nào?

Cách tạo mục lục tự động trong Word?

Dưới đây là cách tạo mục lục tự động trong Word có thể tham khảo.

Để có thể tạo mục lục tự động trong Word sau khi hoàn thành xong nội dung văn bản cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bôi đen phần nội dung muốn làm đề mục >> mở References >> Chọn Add Text >> Chọn Level mà bạn muốn áp dụng cho đoạn bôi đen.

Bước 2: Chọn trang muốn tạo mục lục và nhấn chọn vào mục References.

Bước 3: Nhấn chọn Table of Contents

Bước 4: Chọn Automatic Table 1 hoặc Automatic Table 2

Chỉnh sửa sau khi đã có Mục lục

Để cập nhật lại Mục lục cho khớp với nội dung đã bổ sung, chỉnh sửa. Bấm chuột phải rồi nhấn chọn Update Table.

- Chọn Update page number only để cập nhật lại số trang cho Mục lục.

- Chọn Update entire table để cập nhật lại mục lục (trong trường hợp bổ sung, bỏ bớt tiêu đề mục).

Lưu ý: Nội dung thông tin hướng dẫn cách tạo mục lục tự động trong Word trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào phiên bản Word mà cách làm có thể khác nhau

Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Nghị định 30?

Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP có nêu các quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Nghị định 30 như sau:

- Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).

- Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.

- Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.

- Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

- Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.

- Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP

- Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

Cách tạo mục lục tự động trong Word? Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Nghị định 30?

Cách tạo mục lục tự động trong Word? Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Nghị định 30? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư hiện nay được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 4 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư hiện nay như sau:

[1] Nguyên tắc

Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.

[2] Yêu cầu

- Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;

Đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương 2 Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

- Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.

- Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.

- Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.

- Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

- Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục 6 ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác văn thư?

Tại Điều 6 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác văn thư như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư; chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.

- Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Văn thư cơ quan có nhiệm vụ

+ Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.

+ Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến.

+ Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản.

+ Quản lý Sổ đăng ký văn bản.

+ Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức; các loại con dấu khác theo quy định.

Công tác văn thư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công tác văn thư
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tạo mục lục tự động trong Word? Quy định chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Nghị định 30?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung việc lập hồ sơ và yêu cầu đối với hồ sơ được lập được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 30/2020 về công tác văn thư mới nhất hiện nay? Tải Nghị định 30/2020 file word?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quy chế Công tác văn thư lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách đóng dấu văn bản công ty chính xác đúng luật nhất?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác văn thư trong các cơ quan, tổ chức đảng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của văn thư cơ quan trong các cơ quan, tổ chức đảng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Duyệt bản thảo văn bản trong các cơ quan, tổ chức đảng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về đăng ký văn bản đi trong các cơ quan, tổ chức đảng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc tiếp nhận văn bản đến trong cơ quan, tổ chức Đảng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công tác văn thư
Huỳnh Minh Hân
88 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công tác văn thư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác văn thư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào