Từ 1/1/2025, không bắt buộc chứng từ kế toán phải có tên, địa chỉ của bên nhận?
Từ 1/1/2025, không bắt buộc chứng từ kế toán phải có tên, địa chỉ của bên nhận?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung chứng từ kế toán như sau:
Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
[...]
Tuy nhiên, tại khoản 9 Điều 2 Luật Sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025 lại quy định:
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán
[....]
8. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 71 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kế toán, trừ quy định tại khoản 2a Điều này;”;
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm ban hành chế độ kế toán hoặc văn bản quy phạm pháp luật về kế toán áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm tuân thủ chuẩn mực kế toán.”.
9. Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 16.
Theo đó, tại điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 về việc ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân trên chứng từ kế toán sẽ chính thức bị bãi bỏ kể từ ngày 01/01/2025.
Như vậy, từ 01/01/2025, sẽ không bắt buộc chứng từ kế toán phải có tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán (bên nhận) theo quy định của pháp luật.
Từ 1/1/2025, không bắt buộc chứng từ kế toán phải có tên, địa chỉ của bên nhận? (Hình từ Internet)
Chứng từ kế toán phải được lập như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Kế toán 2015 quy định lập và lưu trữ chứng từ kế toán như sau:
Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Như vậy, chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015.
Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Kế toán 2015 ược sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 quy định:
Điều 19. Ký và xác nhận chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
[...]
Như vậy, theo quy định, không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- Có được sử dụng dự phòng ngân sách năm hiện hành để chi khắc phục thiên tai, dịch bệnh?
- Tổng hợp Thông tư có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Trường hợp nào bị phạt cảnh cáo khi vi phạm giao thông đường bộ từ 01/01/2025?
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?