Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 200?
Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 200?
Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 200 gồm có bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND và bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ.
Trong đó, mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND được áp dụng theo Mẫu số 08a - TT tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Dưới đây là mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND:
Tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND:
Còn mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ được áp dụng theo Mẫu số 08b - TT tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Dưới đây là mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ:
Tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ:
Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 200? (Hình từ Internet)
Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài có bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt khi ghi sổ kế toán ở Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 120 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 120. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
2. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt khi ghi sổ kế toán ở Việt Nam. Trong đó:
- Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì cần dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán.
- Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như:
+ Tên chứng từ.
+ Tên đơn vị và cá nhân lập.
+ Tên đơn vị và cá nhân nhận.
+ Nội dung kinh tế của chứng từ.
+ Chức danh của người ký trên chứng từ.
Thời điểm mở sổ kế toán doanh nghiệp là khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 124 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Điều 124. Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký
1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
...
Theo quy định này, thời điểm mở sổ kế toán doanh nghiệp là vào đầu kỳ kế toán năm.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì sổ kế toán phải được mở từ ngày thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tháng 11 dương lịch 2024 bắt đầu và kết thúc là ngày mấy âm lịch? Tháng 11 dương lịch 2024 NLĐ có được nghỉ lễ hưởng nguyên lương ngày nào không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất bị phạt bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm những gì?
- Tổ chức hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong trường hợp nào?