Lịch nghỉ tết Hà Nội 2025 của học sinh theo Công văn 4561/SGDĐT-VP? Học sinh Hà Nội nghỉ Tết 2025 bao nhiêu ngày?
Lịch nghỉ tết Hà Nội 2025 của học sinh theo Công văn 4561/SGDĐT-VP? Học sinh Hà Nội nghỉ Tết 2025 bao nhiêu ngày?
Ngày 20/12/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội có Công văn 4561/SGDĐT-VP về việc nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, lịch nghỉ tết Âm lịch và tết Dương lịch 2025 của học sinh Hà Nội cụ thể như sau:
(1) Thời gian nghỉ Tết Dương lịch 2025
Cán bộ, công chức, người lao động của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã và các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội nghỉ Tết Dương lịch 2025: 01 ngày (ngày 01/01/2025, thứ Tư).
(2) Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cán bộ, công chức, người lao động của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã và các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 liền 09 ngày liên tục, từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 (tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
* Trên đây là Thông tin Lịch nghỉ tết Hà Nội 2025 của học sinh theo Công văn 4561/SGDĐT-VP? Học sinh Hà Nội nghỉ Tết 2025 bao nhiêu ngày?
Lịch nghỉ tết Hà Nội 2025 của học sinh theo Công văn 4561/SGDĐT-VP? Học sinh Hà Nội nghỉ Tết 2025 bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Giáo dục phổ thông gồm những cấp học nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Như vậy, theo quy định nêu trên, giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019, mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cấp học giáo dục phổ thông đối với học sinh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019, cấp học và độ tuổi giáo dục phổ thông đối với học sinh được quy định như sau:
[1] Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 06 tuổi và được tính theo năm.
[2] Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi và được tính theo năm.
[3] Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi và được tính theo năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?