Tổng hợp 12 ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam? Người lao động được nghỉ ngày tết nào?
Tổng hợp 12 ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?
Tết là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Tết thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới Âm lịch, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón năm mới.
Bên cạnh ngày Tết cổ truyền truyền thống, trong năm còn có rất nhiều ngày tết khác như sau:
[1] Tết nguyên đán (Ngày 1/1 âm lịch)
Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, là lễ hội quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Tết thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới Âm lịch, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón năm mới.
[2] Tết khai hạ (Mùng 7 tháng Giêng)
Tết Khai Hạ, hay còn gọi là lễ hạ cây nêu, lễ hóa vàng, lễ tạ năm mới, là một phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam.
Lễ Khai Hạ được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch để kết thúc chuỗi ngày Tết Nguyên Đán và mọi người quay trở lại với công việc thường ngày.
[3] Tết Thượng nguyên (Rằm tháng Giêng)
Tết Thượng Nguyên, còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, Rằm tháng Giêng, là một trong những lễ hội lớn nhất trong văn hóa Việt Nam. Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch, là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới.
[4] Tết Hàn thực (Mùng 3 tháng 3 âm lịch)
Tết Hàn thực, hay còn gọi là Tết bánh trôi bánh chay, là một lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Lễ hội này gắn liền với sự tích vua Giẻ Chiêu và quan Thân Tử Thôi.
[5] Tết Thanh minh
Tết Thanh minh, hay còn gọi là Tiết Thanh minh, là một trong 24 tiết khí trong năm, thường bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch và kéo dài trong khoảng 15 đến 16 ngày.
[6] Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch)
Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ, là một lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.
[7] Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy)
Tết Trung Nguyên, hay còn gọi là Tết Vu Lan, Lễ Xá tội vong nhân, là một lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Lễ hội này mang ý nghĩa xá tội vong nhận, báo hiếu cha mẹ.
[8] Tết Trung thu (Rằm tháng 8)
Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết Trông Trăng, Tết Đoàn Viên, là một lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch.
[9] Tết Trùng cửu (Mùng 9 tháng 9 âm lịch)
Tết Trùng Cửu (còn gọi Tết Trùng Dương, tết hoa cúc) diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hằng năm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số nước châu Á.
[10] Tết Trùng thập (Mùng 10 tháng 10 âm lịch)
Tết Trùng Thập hay Tết Song thập (mùng 10 tháng 10 âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười.
[11] Tết Hạ nguyên (Mùng 1 hoặc rằm tháng 10 âm lịch)
Tết Hạ nguyên hay còn gọi là Tết Cơm mới. Ở nhiều vùng nông thôn, tết này được tổ chức lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.
[12] Tết Táo quân (Ngày 23 tháng Chạp)
Tết Táo quân, hay còn gọi là Tết Ông Công Ông Táo, là một lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Lễ hội này mang ý nghĩa tiễn ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm tốt, xấu của gia chủ trong một năm.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp 12 ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam? Người lao động được nghỉ ngày tết nào? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày tết nào?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương những ngày tết sau:
- 01 Ngày tết Dương lịch
- 05 Ngày tết Âm lịch
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường:
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?