Vịnh Vũng rô là một địa danh thuộc tỉnh nào?
Vịnh Vũng rô là một địa danh thuộc tỉnh nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định 62/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên quy định như sau:
Điều 6. Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
[...]
2. Định hướng cụ thể.
a) Về không gian cảnh quan đô thị:
- Các vị trí điểm nhấn về cảnh quan đô thị: Khu vực dọc hai bên sông Bàn Thạch.
- Không gian mở, tầm nhìn đến các khu vực cảnh quan tự nhiên như đồi núi, mặt nước, hai bên tuyến đường, tuyến sông: Khu vực ven đồi núi phường Hoà Xuân Tây, khu vực thung lũng dưới chân núi Đèo Cả, khu Mũi Điện, Vịnh Vũng Rô, khu di tích bến tàu không số, di tích Núi Đá Bia.
- Hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước:
Các khu công viên cây xanh đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và các dải cây để hình thành một hệ thống xanh liên tục. Phải tạo sự kết nối giữa không gian các khu đô thị hiện hữu, khu đô thị mới với không gian các tuyến cảnh quan, công viên cây xanh. Đảm bảo tính liên tục của cảnh quan cây xanh, mặt nước gắn với hệ thống công viên thị xã;
Đối với khu vực đô thị cải tạo, khuyến khích các biện pháp gia tăng không gian xanh công cộng. Xây dựng, duy trì và nâng cấp mảng xanh, công viên cảnh quan;
Bờ suối, kênh, phải được kè mái, bố trí rào chắn, lan can, miệng xả nước đảm bảo an toàn, vệ sinh, yêu cầu mỹ thuật phù hợp cảnh quan toàn tuyến;
Khuyến khích trồng các loại cây phù hợp với chức năng của các khu vực và tính chất của khu vực đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái; lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hoà, sinh động tạo nét đặc trưng riêng cho khu vực và cho đô thị;
Đối với cây xanh trên đường phố: Thực hiện theo quy định tại điểm 3, Mục II, Phần II Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung thông tư số 20/2005/TT-BXD ;
Đối với cây xanh trong công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu công cộng khác của đô thị: Tuân thủ theo quy định của đồ án quy hoạch chung đô thị thị xã Đông Hoà giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch chi tiết công viên, quy hoạch chi tiết khu đô thị được phê duyệt và điểm a khoản 2 Điều 6 Quy chế này;
Đối với cây xanh trong khuôn viên các công trình công cộng, nhà ở và các công trình khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng: Tuân thủ theo quy định của quy hoạch chi tiết khu đô thị, thiết kế công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt; thỏa thuận kiến trúc hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp;
Đối với công trình kiến trúc trong khu cây xanh: Chỉ tiêu quản lý về mật độ, hệ số sử dụng đất, tầng cao, chiều cao công trình, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, hình thức kiến trúc phải tuân thủ quy định của quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về thiết kế quy hoạch xây dựng và môi trường.
[...]
Như vậy, Vịnh Vũng Rô là một địa danh thuộc thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Vịnh Vũng rô là một địa danh thuộc tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Vũng Rô là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 55/2018/TT-BGTVT quy định phạm vi vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Vũng Rô tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được xác định cụ thể như sau:
- Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm VR1, VR2, VR3 và VR4, có các tọa độ sau đây:
VR1: 12°50’52”N; 109°25’29”E;
VR2: 12°49’58”N; 109°25’29”E;
VR3: 12°49’58”N; 109°23’47”E;
VR4: 12°50’44”N; 109°23’20”E.
- Ranh giới phía đất liền: được giới hạn từ điểm VR4 chạy dọc theo bờ vịnh Vũng Rô về phía Bắc, xuống phía Nam đến điểm VR1.
Lưu ý: Ranh giới vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Vũng Rô được xác định trên hải đồ số VN 300018 của Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam xuất bản lần thứ nhất năm 2016. Tọa độ các điểm quy định tại Thông tư 55/2018/TT-BGTVT được áp dụng theo Hệ tọa độ VN-2000 và được chuyển đổi sang Hệ tọa độ WGS-84 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BGTVT.
Tỉnh Phú Yên giáp với những tỉnh nào?
Theo Mục 1 Quyết định 1746/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
1. Phần lãnh thổ đất liền:
Phạm vi lập quy hoạch đối với phần lãnh thổ đất liền, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Phú Yên, quy mô 5.026 km2, gồm 9 đơn vị cấp huyện, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa;
- Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai.
Tỉnh Phú Yên có tọa độ địa lý khoảng từ 12042’36” đến 13041’28” vĩ độ Bắc; 108040’40” đến 109027’47” kinh độ Đông.
2. Phần không gian biển: Được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Theo đó, tỉnh Phú Yên giáp với những tỉnh sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa.
- Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?